Thành lập công ty kinh doanh cà phê tại Tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều lợi thế và là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về sản xuất cà phê. Hiện nay, ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Lắk đã có một vị trị rất quan trọng trong việc sản xuất cung cấp sản phẩm cà phê trong và ngoài nước. Tỉnh Đắk Lắk  chiếm gần 1/3 tổng diện tích và sản lượng cà phê toàn quốc, gấp nhiều lần mức bình quân của các tỉnh khác. Ngoài ra, hoạt động sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan; cà phê là một trong những sản phẩm xuất khẩu và là nguồn thu ngân sách quan trọng của tỉnh Đắk Lắk. Diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020 đạt  209.955 ha, sản lượng 557.659 tấn với mức năng suất đạt 28,60 tạ/ha. Chính vì vậy có nhiều doanh nghiệp được thành lập và thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký đăng ký doanh, thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê tại tỉnh Đắk Lắk. Khi thành lập một công ty kinh doanh cà phê cần chuẩn cần lưu ý những điểm sau:

Lựa chọn tên doanh nghiệp như thế nào?

Đặt tên công ty: Theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020:

  • Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
  • Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
  • Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Công ty trách nhiệm hữu han hai thành viên.
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp doanh
  • Công ty FDI ( Công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)

Chọn mã ngành nghề kinh doanh cà phê cho công ty tại Đắk Lắk:

  • Mã ngành 0126 – 01260: Trồng cây cà phê (Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cà phê)
  • Mã ngành 4632 – Bán buôn thực phẩm, trong đó bán buôn cà phê – mã ngành 46324 (Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột).
  • Mã ngành  4722 -.Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh, trong đó Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hoà tan, chè.
  • Mã ngành 1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác bao gồm: Rang và lọc cà phê; Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc; Sản xuất các chất thay thế cà phê.

Nên đăng ký và xây dựng thương hiệu khi đưa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước:

  • Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu:

Hàng hóa, dịch vụ phải được phân nhóm theo bảng phân loại quốc tế Nice. Theo đó, sản phẩm cà phê thuộc vào nhóm 30 (bao gồm cả cà phê nhân tạo);

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
  • Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sẽ mất từ 13-18 tháng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu. Cụ thể:

  • Thẩm định hình thức (1-2 tháng):

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);

  • Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp: Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn;
  • Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung,  Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể toàn quyền sử dụng nhãn hiệu đó hoặc cho người khác sử dụng. Tuy nhiên, chủ sở hữu cần lưu ý về việc sử dụng phải thực hiện liên tục. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng từ 5 năm liên tục trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, sau 10 năm kể từ ngày đơn được chấp nhận, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ hết hạn. Nếu muốn tiếp tục được bảo hộ thì chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục gia hạn và nộp lệ phí. Việc gia hạn phải được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực hoặc có thể muộn nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm cà phê:

1.      Thông tin chi tiết sản phẩm
2.      Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
3.      Nhãn hàng hóa
4.      Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh mặt hàng cần tự công bố
5.      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có)

Dịch vụ thành lập công ty tại Đắc Lắk

  • Tiếp nhận thông tin khác hàng từ Đắk Lắk
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp
  • Soạn thảo hồ sơ
  • Đại diện uỷ quyền thực hiện thủ tục hành chính xin cấp phép Giấy đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
  • Tư vấn những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp.
  • Các dịch vụ liên quan đến dịch vụ sau khi thành lập doanh nghiệp như tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn lập dự án đầu tư cũng như mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp.
  • Xử lý tranh chấp công ty, tranh chấp hợp đồng thương mai, hợp đồng thương mại quốc tế.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO