Sau khi sáp nhập vào năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm kinh tế năng động của miền Bắc, với môi trường đầu tư thuận lợi và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Việc thành lập công ty tại Bắc Ninh không chỉ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho công ty mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày cụ thể về việc thành lập công ty tại Bắc Ninh sau sáp nhập.
Tình hình sáp nhập của tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh sẽ sáp nhập với tỉnh Bắc Giang, dự kiến lấy tên mới là tỉnh Bắc Ninh. Theo dự kiến và các đề án đã đề cập, trung tâm chính trị – hành chính của tỉnh mới sẽ được đặt tại tỉnh Bắc Giang.
Theo thống kê, trước sáp nhập, cụ thể trong 04 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 1137 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 9.212 tỷ đồng; tăng 7,47% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy số lượng đăng kí doanh nghiệp trên tỉnh Bắc Ninh rất lớn và còn có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.
Trong cả năm, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 5,12 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước. Nếu tính riêng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm thì Bắc Ninh đứng thứ nhất với tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt gần 4,84 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư. Trong tháng 1 năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 1,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới, chiếm 32,2% tổng vốn đăng ký FDI của cả nước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp (KCN) tập trung được phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2030 với tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển KCN được duyệt là 6.397,68 ha, gồm 27 dự án đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng KCN. Ngoài ra, Bắc Ninh đã tích hợp bổ sung 5 KCN mới, điều chỉnh vị trí 1 KCN vào Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Có thể thấy, việc thành lập công ty có vốn FDI tại Bắc Ninh sau sáp nhập là một kế hoạch tiềm năng, hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Một số khu công nghiệp lớn tại Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh có số lượng khu công nghiệp rất lớn, có thể kể đến như: Khu công nghiệp Quế Võ, Khu công nghiệp Yên Phong I-II, Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, Khu công nghiệp Nam Sơn-Hạp Lĩnh, Khu công nghiệp Quế Võ I- II-III,…
Sự thay đổi về cơ quan quản lý nhà nước khi thành lập công ty tại Bắc Ninh sau sáp nhập
Trước sáp nhập, các doanh nghiệp tại Bắc Ninh và tại Bắc Giang chủ yếu thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Sau sáp nhập, các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, cấp phép, kiểm tra, giám sát sẽ do cơ quan quản lý nhà nước mới, Sở Tài chính của tỉnh Bắc Ninh mới.
Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Ninh
Điều kiện về vốn điều lệ
Công ty phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn này, công ty có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Điều kiện về năng lực của người thành lập hoặc quản lý công ty
Người đứng đầu công ty hoặc người đại diện theo pháp luật cần có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chấp hành pháp luật, có bản lĩnh và năng lực quản lý phù hợp.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương sau sáp nhập, và không thuộc các ngành nghề bị cấm theo quy định của pháp luật.
Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Phải có địa chỉ rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với quy định về điều kiện kinh doanh của ngành nghề đăng ký.
Điều kiện về hồ sơ, thủ tục đăng ký
Hồ sơ đăng ký công ty phải đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập, giấy tờ chứng minh tư cách hợp pháp của người thành lập, và các giấy tờ liên quan khác.
Điều kiện về các quy định liên quan đến sáp nhập
Sau sáp nhập, các công ty hoặc tổ chức cần thực hiện các thủ tục liên quan đến chuyển đổi đăng ký kinh doanh, điều chỉnh giấy phép kinh doanh phù hợp với tình hình mới của địa phương.
Thủ tục thực hiện thành lập công ty tại Bắc Ninh
Về cơ bản, các thủ tục thực hiện thành lập công ty tại Bắc Ninh vẫn giữ nguyên. Ngoài ra, do có sự sáp nhập tỉnh, các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập công ty và các điều kiện thành lập công ty tại Bắc Ninh sau sáp nhập cũng có thể được thực hiện qua hệ thống điện tử, nhằm tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian.
Bước 1: Xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu thành lập mới sẽ chuẩn bị hồ sơ đề án, trong đó bao gồm:
Tờ trình về việc thành lập doanh nghiệp.
Đề án thành lập doanh nghiệp.
Báo cáo ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng.
Dự thảo nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu cần).
Bước 2: Nộp hồ sơ đề án
Hồ sơ đề án sẽ được gửi tới cơ quan có thẩm quyền, thường là Sở Tài chính của tỉnh Bắc Ninh (sau sáp nhập, các thủ tục hành chính sẽ được tích hợp vào hệ thống chung của tỉnh mới).
Bước 3: Xét duyệt và thẩm định đề án
Các cơ quan chức năng sẽ xem xét, thẩm định đề án dựa trên các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp, phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh sau sáp nhập.
Bước 4: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đề án được phê duyệt, doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chính thức hoạt động.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Bắc Ninh của Luật Việt An
Tư vấn điều kiện thành lập công ty;
Tư vấn lựa chọn loại hình công ty: trách nhiệm hữu hạn, cổ phần,…;
Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, tài liệu liên quan đến thành lập công ty, ;
Đại diện cho khách hàng, tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ từ cơ quan nước nhà nước;
Tư vấn các loại thuế, lệ phí trong quá trình hoạt động của công ty;
Hỗ trợ dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp về tranh chấp lao động, đầu tư, hợp tác kinh doanh
Việc thành lập công ty tại Bắc Ninh sau sáp nhập không chỉ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực. Để tận dụng tối đa tiềm năng này, công ty cần nắm rõ các quy định pháp lý và thủ tục hành chính, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết!