Thành lập công ty tại KCN Nam Thăng Long, Bắc Từ Liêm
Khu công nghiệp Nam Thăng Long nằm trong quy hoạch Khu công nghiệp mới phía Tây Bắc Hà Nội, tọa lạc tại Phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, rất gần trung tâm thành phố, cách trung tâm giao lưu hàng hoá 3km về phía Bắc và cách cầu Thăng Long 2km. Đây là Khu công nghiệp ký tưởng thu hút các công ty thực hiện hoạt động sản xuất tại miền Bắc Việt Nam.
Vị trí và quy hoạch KCN Nam Thăng Long
15km đến trung tâm Thành phố Hà Nội;
300m đến cảng sông Hồng;
115km đến Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân;
3km đến Sân bay quốc tế Nội Bài;
350m đến ga Phú Diễn.
KCN Nam Thăng Long nằm trong quy hoạch Khu công nghiệp mới phía Tây bắc Hà Nội, được triển khai với tổng vốn đầu tư vào khoảng 400 tỷ đồng, được phân làm 2 khu riêng biệt là Khu A và khu B. Trong đó:
Khu A có diện tích 98,59ha, là khu công nghệ hỗ trợ sản xuất;
Khu B có diện tích 120ha, là khu xí nghiệp công nghiệp gồm: 71,5ha diện tích xây dựng các nhà máy, 5,65ha diện tích xây dựng khu kỹ thuật, 6,43ha diện tích khu hành chính, 18,9ha diện tích đường hè, 12,4ha diện tích cây xanh tập trung cùng 4,5ha diện tích mặt hồ.
KCN Nam Thăng Long được xây dựng theo tiêu chuẩn của một khu công nghiệp sạch với các ngành nghề thu hút đầu tư được phân thành 3 nhóm ngành:
Sản xuất kỹ thuật cao;
Ngành sản xuất hàng tiêu dùng;
Ngành chế tạo dụng cụ cơ khí dân dụng.
Đây là nơi tập trung các doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản, đầu tư dài hạn vào Việt Nam bằng cách thiết lập và quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều này tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn KCN Nam Thăng Long để làm trụ sở công ty, cơ sở để sản xuất kinh doanh.
Các ngành nghề phổ biến mà nhà đầu tư khu công nghiệp Nam Thăng Long lựa chọn
Doanh nghiệp trong KCN Thăng Long chủ yếu thuộc các ngành điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, máy xây dựng, tàu thủy… cùng một số doanh nghiệp thuộc các hãng có tên tuổi trong lĩnh vực điện tử như Canon, Panasonic…
Các nhóm ngành nghề mà các công ty trong KCN thường đăng ký bao gồm:
Ngành nghề
Mã VSIC
Mã CPC
Sản xuất sản phẩm từ plastic
2229
CPC 884 và 885
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
4652
CPC 622, 61111, 6113, 6121
Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ
Khi thành lập công ty tại KCN Nam Thăng Long, cần lưu ý tiến hành những thủ tục pháp lý như sau:
Trình tự
Nội dung
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (trường hợp không cần chấp thuận chủ trương)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội.
Địa chỉ: Tòa nhà CCO2, Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Trình tự thực hiện
– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý KCN Hà Nội.
– Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện.
Thời hạn giải quyết
15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Kết quả thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Phí, lệ phí
Không
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp tại KCN Nam Thăng Long.
Địa chỉ Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội: Khu liên cơ Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội – Số 258 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Trình tự thực hiện
– Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ với Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
– Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết
Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Tiến hành thủ tục sau khi khi thành lập công ty
– Khắc con dấu của công ty.
– Treo biển tại trụ sở công ty.
– Mở tài khoản ngân hàng, Thông báo số tài khoản lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Đăng ký chữ ký số điện tử và khai thuế ban đầu, thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
– In và đặt in hóa đơn.
– Xin các loại Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Giấy phép môi trường đối với các nhà máy sản xuất.
Một số công ty phổ biến đã được thành lập ở KCN Nam Thăng Long
Hiện nay KCN Nam Thăng Long với tỉ lệ lấp đầy là 80%, với sự lấp đầu của 67 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 20 văn phòng đại diện, có tổng số vốn đầu tư khoảng 660 triệu USD.
Sau đây, có thể kể đến một số công ty phổ biến tại KCN Nam Thăng Long:
STT
Tên công ty
Mã số doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh chính
1
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lực Việt
0104611500
32900: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu.
2
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Minh Hòa
0100372266
32900: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu.
3
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng Hiệp Hội Công Thương Hà Nội
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thành lập công ty tại KCN Nam Thăng Long, Bắc Từ Liêm. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thành lập công ty, vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất! Bài viết được cập nhật đến tháng 4/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.