Thành lập doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Sản phẩm, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân, vì lợi ích chung của xã hội. Bên cạnh việc đảm bảo yếu tố an sinh xã hội thì các chủ thể cung cấp dịch vụ này vẫn cần có lợi nhuận để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Ngày nay, cùng với các doanh nghiệp nhà nước thì loại hình doanh nghiệp này được triển khai mạnh mẽ và huy động nguồn lực, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp công ích

Doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích được thành lập nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đồi sống kinh tế – xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

Đối tượng doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phục vụ

  • Cộng đồng dân cư;
  • Đơn vi quốc phòng, an ninh;
  • Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác.

Chủ sở hữu doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp nhà nước;
  • Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ công ích

  • Là những sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung mang tính thiết yếu của người dân;
  • Được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước;
  • Được cung ứng bởi các chủ thể khác nhau, có thể là Nhà nước, tư nhân, tuy nhiên Nhà nước vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc cung ứng này;
  • Không xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận;
  • Một số sản phẩm, dịch vụ công ích vẫn phải đóng một khoản phí nhất định. Những đóng góp này được sử dụng phần lớn vào bù đắp các chi phí đã bỏ ra, dùng cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ…;
  • Một số sản phẩm, dịch vụ công ích tiêu biểu như: Dịch vụ vệ sinh môi trường công cộng; Dịch vụ chiếu sáng đô thị; Dịch vụ cấp thoát nước đô thị; Trồng và bảo vệ rừng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Hoạt động khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên.

Phương thức cung ứng

  • Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp;
  • Việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được thực hiện theo một trong ba phương thức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, bao gồm:
    • Đấu thầu;
    • Đặt hàng;
    • Giao kế hoạch.

Quyền của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

  • Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có các quyền như các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác như: tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; tự do tìm kiếm thị trường,…
  • Ngoài ra, một vài quyền mà chỉ doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có là được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có nghĩa vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ chuẩn công ích thường có tính kinh tế quy mô

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích thường liên quan đến cơ sở thiết yếu, đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn như mạng đường ống nước, mạng lưới điện, cơ sở vật chất của các nhà ga sân bay, hệ thống thu gom và xử lý rác, mạng truyền hình cáp, mạng lưới đường sắt… Chính vì lý do này mà doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích thường có tính kinh tế quy mô.

Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thường tồn tại dưới dạng doanh nghiệp độc quyền

Với chi phí cố định đầu tư rất lớn nên khi doanh nghiệp càng mở rộng sản xuất thì chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm càng giảm. Do đó, các doanh nghiệp gia nhập thị trường sau rất khó có thể cạnh tranh. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho, một cách tự nhiên, thị trường chỉ cần một doanh nghiệp tồn tại. Vì thế doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích thường tồn tại dưới dạng doanh nghiệp độc quyền tự nhiên.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp dịch vụ công ích

Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực đăng ký theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp xã hội (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty/chủ tịch công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh thông qua nội dung bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp);
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu, của các thành viên góp vốn, của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đại diện ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

  • Thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ để doanh nghiệp biết.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh sẽ tiến hành việc nộp 01 bộ hồ sơ (hồ sơ giấy) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ (bản giấy) của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc con dấu doanh nghiệp

Điều kiện đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Việc đặt hàng nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được tiến hành khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đã có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực được đặt hàng; có đủ năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ người lao động đáp ứng được các yêu hợp đồng đặt hàng.
  • Với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải là nhà sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích có tính đặc thù do liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc chỉ có một nhà cung cấp đăng ký thực hiện.
  • Sản phẩm, dịch vụ công ích có giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ, mức trợ giá được cấp có thẩm quyền quyết định theo pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích

Việc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chỉ thực hiện đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên được giao kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ngoài ra đối với đơn vị trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động thì phải là đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực.
  • Việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị.
  • Danh mục dịch vụ sự nghiệp công chưa xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá, thực hiện theo số lượng, khối lượng, chi phí hợp lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Nhà thầu được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo danh mục quy định theo 2 hình thức:

  • Đấu thầu rộng rãi cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Điều 20 Luật đấu thầu.
  • Đấu thầu hạn chế cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Điều 21 Luật Đấu thầu.

Nếu quý biết muốn biết thêm chi tiết về các thủ tục tham gia đấu thầu, thành lập doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO