Giấy tờ thành lập công ty thời trang (Fashion) mã 4771

Thời trang Việt Nam là một lĩnh vực đang ngày càng phát triển và nhận được sự ủng hộ, công nhận của bạn bè quốc tế. Đây là một lĩnh vực đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà đầu tư, đặc biệt khi mà nhu cầu may mặc của người dân là rất lớn. Vậy khu có nhu cầu thành lập công ty thời trang, cần lưu ý những thủ tục gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn thủ tục thành lập công ty thời trang.

Loại hình doanh nghiệp và mã ngành nghề của công ty thời trang

Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật không có quy định hạn chế loại hình doanh nghiệp khi muốn thành lập công ty kinh doanh thời trang. Như vậy, công ty thời trang có thể được thành lập theo một trong các loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 2020, bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng nên tùy theo số lượng thành viên/cổ đông, nhu cầu và khả năng tài chính mà có thể lựa chọn hình thức phù hợp.

Mã ngành nghề

Kinh doanh thời trang không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có nghĩa là bất kỳ chủ thể nào muốn kinh doanh thời trang chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mà không cần đáp ứng các điều kiện về vốn tối thiểu, người đứng đầu hay cần những giấy phép con. Hiện nay, công ty thời trang có thể đăng ký những mã ngành nghề sau:

Mã ngành 1410 – May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

Nhóm này bao gồm:

  • Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá.
  • Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da.
  • Sản xuất quần áo bảo hộ lao động.
  • Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy….
  • Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê….

Mã ngành 1420 – Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

Nhóm này gồm hoạt động sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:

  • Trang phục lông thú và phụ trang.
  • Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải…
  • Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.

Mã ngành 1430 – Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

Nhóm này gồm:

  • Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.
  • Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;

Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

Mã ngành 4641 – Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép

Mã ngành 46411: Bán buôn vải. Nhóm này gồm: Bán buôn vải dệt thoi, dệt kim đan móc, các loại vải dệt đặc biệt khác.

Mã ngành 46412: Bán buôn thảm, đệm, chăn, màn, rèm, ga trải giường, gối và hàng dệt khác. Nhóm này gồm:

  • Bán buôn thảm treo tường, thảm trải sàn.
  • Bán buôn chăn, màn, đệm rèm, ga trải giường, gối và bộ đồ giường khác.
  • Bán buôn chỉ khâu, chỉ thêu và hàng dệt khác.

Mã ngành 46413: Bán buôn hàng may mặc. Nhóm này gồm:

  • Bán buôn quần áo, kể cả quần áo thể thao, cho đàn ông và trẻ em trai.
  • Bán buôn quần áo, kể cả quần áo thể thao, cho phụ nữ và trẻ em gái.
  • Bán buôn đồ phụ kiện may mặc như: Khăn quàng cổ, găng tay, tất, cravat…
  • Bán buôn hàng may mặc bằng da lông, da và giả da.

Mã ngành 46414: Bán buôn giày dép. Nhóm này gồm: Bán buôn giày dép bằng mọi chất liệu.

Mã ngành 4771 – Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

  • Bán lẻ hàng may mặc.
  • Bán lẻ hàng lông thú.
  • Bán lẻ phụ kiện hàng may mặc khác như găng tay, khăn, bít tất, cà vạt, dây đeo quần…
  • Bán lẻ giày, dép.
  • Bán lẻ đồ da và giả da.
  • Bán lẻ hàng du lịch bằng da và giả da.

Thủ tục thành lập công ty thời trang vốn đầu tư trong nước

Kinh doanh thời trang không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, đối với việc thành lập công ty thời trang có vốn đầu tư trong nước, thủ tục thành lập được thực hiện chủ yếu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thủ tục thành lập công ty thời trang vốn đầu tư trong nước

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty thời trang bao gồm một số giấy tờ sau theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức, cá nhân là thành viên/cổ đông công ty; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An tiến hành thủ tục.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người thành lập công ty thời trang hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh ;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 5: Khắc dấu công ty

Hiện nay sau khi khắc dấu, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.

Bước 6: Tiến hành những thủ tục sau khi được cấp Giấy phép

  • Treo bảng hiệu công ty: Trường hợp không treo biển, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế đóng mã số thuế và phạt hành chính từ 30 – 50 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
  • Mua chữ ký số: Doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số để nộp tờ khai báo cáo, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, kê khai hải quan điện tử,…
  • Mở tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng để thuận lợi cho việc thanh toán các khoản chi phí mua hàng hóa, dịch vụ, chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí thuê văn phòng.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu: Doanh nghiệp cần đăng ký kê khai – nộp thuế điện tử, đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp,…

Thủ tục thành lập công ty thời trang vốn đầu tư nước ngoài

Công ty thời trang vốn đầu tư nước ngoài là công ty thời trang do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam (FDI). Các thủ tục thành lập công ty thời trang vốn đầu tư nước ngoài tương tự như thành lập doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, vì là dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài nên trước khi tiến hành những thủ tục như thành lập doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thủ tục này được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.

Thẩm quyền, trình tự thực hiện

Thẩm quyền, trình tự thực hiện thành lập công ty thời trang vốn đầu tư nước ngoài

Dịch vụ của Luật Việt An về thành lập công ty thời trang

  • Tư vấn pháp luật về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty thời trang;
  • Soạn thảo văn bản, hồ sơ cho khách hàng;
  • Đại điện cho khách hàng tiến hành các thủ tục tại cơ quan nhà nước để thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp sau khi được thành lập.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thành lập công ty thời trang và các loại hình doanh nghiệp khác nói chung vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO