Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

 

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, nợ xấu gia tăng, thì dịch vụ mua bán nợ đang dần trở thành một giải pháp kinh doanh tiềm năng và thực tiễn. Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tài chính thứ cấp, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình xử lý nợ và tái cấu trúc doanh nghiệp. Với thủ tục pháp lý không quá phức tạp như trước đây, việc đăng ký kinh doanh dịch vụ mua bán nợ hiện nay trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khai thác hiệu quả mô hình này. Qua bài viết sau, Luật Việt An sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này, cùng những lưu ý cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Mua bán nợ là gì?

Áp dụng tinh thần tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (nay đã hết hiệu lực) thì hoạt động mua bán nợ được hiểu là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ. 

Tương tự, theo tinh thần tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 69/2026, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

Hiểu theo một cách khác, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là hoạt động thương mại mà trong đó doanh nghiệp thực hiện việc mua lại các khoản nợ phát sinh từ hoạt động vay, cho vay, mua bán, cung cấp dịch vụ…, sau đó tiếp tục sở hữu và xử lý khoản nợ đó để thu hồi vốn hoặc sinh lời. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này không cho vay trực tiếp, mà mua lại các khoản nợ của bên khác, và tìm cách thu hồi nợ đó để thu lợi.

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, Nghị định 69/2026/NĐ-CP hết hiệu lực, cùng với đó, Luật Đầu tư 2020 đã loại bỏ ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều này đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/01/2021 kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Như trên đã đề cập, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, việc thành lập doanh nghiệp này được thực hiện theo thủ tục thông thường, bao gồm những bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

Trước khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, doanh nghiệp cần chuẩn bị, xác định những thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh (Mã ngành 6499: Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu)
  • Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, …
  • Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn (nếu có nhiều thành viên)
  • Thông tin chủ doanh nghiệp (thành viên/cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp)

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 

Thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ cụ thể tuỳ thuộc vào loại hình công ty. Tuy nhiên, Luật Việt An có thể liệt kê những tài liệu cơ bản mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập, bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh);
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty;
  • Giấy ủy quyền (nếu không tự nộp hồ sơ).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Khắc dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Khắc con dấu tròn công ty (Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp tự quyết định mẫu dấu, số lượng dấu);
  • Công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia (bắt buộc trong 30 ngày).

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thuế

  • Mở tài khoản ngân hàng công ty;
  • Kê khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử.

Bước 6: Hoạt động kinh doanh và tuân thủ nghĩa vụ pháp luật

  • Thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế;
  • Báo cáo tài chính định kỳ;
  • Cập nhật thông tin doanh nghiệp khi có thay đổi.

Một số lưu ý khi kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Một số lưu ý khi kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Không để việc “mua nợ” trở thành cho vay nặng lãi trá hình

Một trong những rủi ro pháp lý phổ biến nhất là việc biến tướng hoạt động mua bán nợ thành một hình thức cho vay nặng lãi. Khi doanh nghiệp mua lại khoản nợ với giá rất thấp nhưng sau đó yêu cầu bên vay thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi theo hợp đồng cũ, kèm theo các khoản phí, tiền phạt hoặc “chi phí xử lý” ở mức không hợp lý, điều này có thể khiến cơ quan chức năng xác định đây không còn là quan hệ mua bán nợ thuần túy mà là hành vi cho vay nhằm trục lợi tài chính.

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất trong giao dịch dân sự không được vượt quá 20%/năm trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác. Nếu mức lãi suất vượt quá quy định thì doanh nghiệp phải chịu chế tài của pháp luật, thậm chí, có những trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.

Do đó, việc định giá khoản nợ cần dựa trên nguyên tắc minh bạch, hợp lý và có căn cứ cụ thể. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chỉ được yêu cầu bên vay thanh toán trong giới hạn hợp pháp, không vượt quá nghĩa vụ đã chuyển giao và được pháp luật công nhận.

Mua bán nợ phải thực chất, không được ngụy trang dưới hình thức “đòi nợ thuê”

Một sai lầm nghiêm trọng khác là việc doanh nghiệp chỉ đứng ra thu hộ nợ dưới danh nghĩa mua bán nợ mà không thực hiện chuyển giao thực sự quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ. Điều này dễ khiến hoạt động đó bị coi là “đòi nợ thuê trá hình” – loại hình đã bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm kể từ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực.

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán nợ nhưng vẫn để bên bán nợ tiếp tục can thiệp vào quá trình thu hồi hoặc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ như một dạng phí dịch vụ. Nếu khoản nợ không thực sự được chuyển giao, hoặc không có chứng từ tài chính đầy đủ xác lập việc chuyển giao đó, thì khả năng bị xử lý hành chính hoặc hình sự là hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, doanh nghiệp chỉ được thực hiện quyền thu hồi khoản nợ nếu đã trở thành chủ thể hợp pháp của quyền yêu cầu đó, và không nên “vay danh” hình thức mua bán nợ để tiến hành các hoạt động vốn bị cấm theo pháp luật.

Thu hồi nợ phải đúng luật, tuyệt đối không sử dụng biện pháp bất hợp pháp

Ngay cả khi đã là chủ nợ hợp pháp của khoản nợ sau khi mua lại, doanh nghiệp vẫn cần tuân thủ chặt chẽ các giới hạn pháp lý khi thực hiện thu hồi nợ. Các hành vi gây áp lực như đe dọa, làm nhục, bôi nhọ trên mạng xã hội, hoặc gây rối trật tự tại nơi cư trú, nơi làm việc của người nợ đều là những hành vi bị nghiêm cấm và có thể cấu thành tội phạm.

Pháp luật hiện hành không cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng vũ lực hoặc các hình thức ép buộc tinh thần để đòi nợ. Các doanh nghiệp vi phạm quy định này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh như Cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản và những tội danh liên quan đến hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, ….

Do đó, việc thu hồi nợ cần được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng, gửi thông báo chính thức hoặc khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền. Điều này không chỉ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro pháp lý mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tuân thủ đúng chuẩn mực pháp luật.

Như vậy, dịch vụ mua bán nợ tuy không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng vẫn cần sự cẩn trọng về mặt pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. Luật Việt An sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc tư vấn và thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đúng quy định. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO