Thay đổi đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên
Thông thường, công ty TNHH Hai thành viên trở lên được thành lập với số lượng thành viên không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty cũng có nhiều sự thay đổi đến các nội dung đăng ký kinh doanh đòi hỏi người quản lý công ty nắm bắt được để thực hiện cho đúng quy định. Sau đây, Luật Việt An sẽ tổng hợp những lưu ý liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh.
Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2014;
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 108/2018/NĐ-CP
01 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên mới
Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
Cơ quan thụ lý: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở
Thời gian xử lý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về tính hợp lệ. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản.
1.2 Kê khai thuế thu nhập cá nhân cho thành viên chuyển nhượng
Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí hợp lý liên quan
Trong đó:
Giá chuyển nhượng là số tiền cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Giá mua là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
Chi phí hợp lý liên quan là các chi phí pháp lý phục vụ việc chuyển nhượng, khoản phí, lệ phí nộp ngân sách, các khoản phí khác có liên quan trực tiếp. Các khoản này phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Thuế suất: 20%
Thời hạn: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực
Thay đổi vốn điều lệ công ty
ü Tăng vốn điều lệ
Khoản 1 Điều 68 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định Công ty có quyền tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
Tăng vốn góp của thành viên
Với phương thức này các thành viên có thể góp thêm theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty hoặc có thể chuyển nhượng quyền vốn góp của mình cho thành viên khác. Ngoài ra, thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Thành viên mới phải không thuộc diện cấm góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Lưu ý:
Công ty phải hoàn thành việc góp vốn mới thực hiện thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh;
Công ty tuân thủ quy định chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
Quyết định Hội đồng thành viên
Biên bản họp Hội đồng thành viên
Nếu tiếp nhận thành viên mới nộp thêm 01 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người mới
Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
Giảm vốn điều lệ
Công ty được giảm vốn điều lệ nếu đáp ứng một trong 02 điều kiện sau đây:
Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty khi đáp ứng hai điều kiện
Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp
Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên
Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
Tổ chức lại công ty;
Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khi đó, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày sau thời gian 9 ngày trên
Các thành viên chưa góp đủ số vốn cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trước ngày công ty đăng ký giảm vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
Quyết định Hội đồng thành viên
Biên bản họp Hội đồng thành viên
Cam kết của công ty về việc giảm vốn
Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
Những thay đổi khác như tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp thực hiện khắc con dấu mới và thông báo việc thay đổi mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ( dangkykinhdoanh.gov.vn)
Bên cạnh đó cũng cần thực hiện thông báo thay đổi mẫu hóa đơn với cơ quan thuế , giấy phép con, các cơ quan khác như ngân hàng, bảo hiểm, đối tác..
Thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
Khi thay đổi trụ sở chính cùng quận thì doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp thay đổi trụ sở khác tỉnh hoặc quận thì doanh nghiệp cần thực hiện theo 02 bước:
Bước 1: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế cũ
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Địa chỉ mới không được đăng ký tại chung cư và nhà tập thể. Nếu đặt ở tòa nhà có chức năng thương mại thì doanh nghiệp nên có giấy tờ chứng minh địa chỉ đăng ký đáp ứng điều kiện, thể hiện tại giấy phép xây dựng.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không được đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật mà phải tách thành 02 hồ sơ chuyển đổi trước sau đó thay đổi người đại diện hoặc ngược lại.
Ngành nghề kinh doanh là nội dung không thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên khi thay đổi sẽ không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận thay đổi.
Lưu ý: Hiện nay, có một số mã ngành theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có sự thay đổi với những mã ngành doanh nghiệp đã đăng ký thì cũng cần cập nhật lại cho phù hợp với quy định hiện hành
Ví dụ:
Mã ngành cũ
Mã ngành mới
Xây dựng nhà các loại – 4100
Xây dựng nhà để ở – 4101
Xây dựng nhà không để ở – 4102
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí- 4322
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí – 4322
Với những ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để ghi chi tiết ngành nghề và viện dẫn điều khoản áp dụng.
Ngoài ra, có một số thông tin bắt buộc doanh nghiệp cập nhật nếu chưa đăng ký như số điện thoại, thông tin người phụ trách kế toán, số tài khoản công ty.
Mọi thông tin chi tiết liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH Một thành viên, Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được giải đáp và tư vấn miễn phí.