Thông tư 29 về dạy thêm học thêm

Từ ngày 14/2/2025, theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, nhiều quy định mới về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định nhiều nội dung mới về dạy thêm, học thêm với mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm; đồng thời bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của chương trình giáo dục và quy định của pháp luật. Sau đây, Luật Việt An sẽ cập nhật một số nội dung đáng chú ý trong quy định tại Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.

Các nguyên tắc khi dạy thêm, học thêm

Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, việc dạy thêm học thêm phải đáp ứng các nguyên tắc sau:

Tự nguyện và đồng thuận

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc tự nguyện trong dạy thêm, học thêm như sau:

  • Học sinh có nhu cầu: Việc học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh thực sự có nhu cầu, tức là không mang tính bắt buộc từ phía giáo viên hay nhà trường.
  • Học sinh tự nguyện: Học sinh phải tự nguyện tham gia, nghĩa là không bị áp lực hay ép buộc từ bất kỳ ai.
  • Sự đồng ý của phụ huynh: Ngoài việc học sinh tự nguyện, phụ huynh hoặc người giám hộ cũng phải đồng ý. Điều này giúp đảm bảo rằng việc học thêm phù hợp với hoàn cảnh gia đình và quyền lợi của học sinh.

Điều này hạn chế được hành vi “ép buộc học sinh học thêm” gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua, đặc biệt là việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường.

Không vi phạm pháp luật, đạo đức

  • Nội dung dạy thêm không được phép vi phạm pháp luật Việt Nam, cũng như không được mang các định kiến về sắc tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. 
  • Đồng thời, không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục chính thức của nhà trường để đưa vào các lớp học thêm.

Phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh 

Mục tiêu của việc dạy thêm là giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực của mình, không làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến chương trình học chính thức tại trường.

Đảm bảo sức khỏe và an toàn học sinh

  • Thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh và đảm bảo sức khỏe cho các em. 
  • Các hoạt động dạy thêm cũng cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, vệ sinh và phòng chống cháy nổ.

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

Quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học này nhằm bảo vệ sự phát triển toàn diện và tự nhiên của trẻ em trong giai đoạn đầu đời. Việc loại trừ một số trường hợp được dạy thêm cho thấy sự phù hợp với quan điểm giáo dục hiện đại, tập trung vào việc phát triển kỹ năng sống, nghệ thuật và thể thao, thay vì chỉ chú trọng vào việc học lý thuyết.

Giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh mà giáo viên đó đang dạy tại trường

Giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh mà họ đang giảng dạy trong chương trình chính thức của nhà trường, nếu có thu tiền từ học sinh đó. Quy định này nhằm tránh tình trạng lạm dụng của giáo viên và đảm bảo rằng giáo viên không lợi dụng mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường để thu lợi từ việc dạy thêm. 

Tuy nhiên quy định chỉ cấm trong trường hợp “có thu tiền”, còn trường hợp dạy thêm ngoài nhà trường không có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học thì được phép.

Giáo viên công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường

  • Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường: Quy định này nhằm đảm bảo rằng giáo viên không có quyền điều hành hay quản lý các lớp học thêm ngoài giờ, điều này giúp ngăn chặn các trường hợp mà giáo viên có thể lợi dụng vị trí của mình, ảnh hưởng đến công việc giảng dạy trong trường công lập. 
  • Tuy không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng giáo viên công lập có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. 

Điều kiện về dạy thêm, học thêm trong trường

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tổ chức thực hiện. 

Theo Điều 5 Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, điều kiện dạy thêm, học thêm trong trường từ ngày 14/2/2025 như sau:

Chỉ được dạy thêm trong nhà trường trong một số trương hợp

Một trong những quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT là từ ngày 14/02/2025, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:

  • Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
  • Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
  • Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Như vậy, nếu như quy định cũ tại Điều 5 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, thì học sinh chỉ cần có nguyện vọng viết đơn xin học thêm và được cha mẹ ký cam kết là được học thêm trong nhà trường thì quy định mới chỉ có 03 trường hợp nêu trên mới được đăng ký học thêm theo từng môn học trong nhà trường. 

Quy định mới làm rõ rằng việc dạy thêm không được áp dụng đại trà cho tất cả học sinh mà chỉ dành cho những học sinh có nhu cầu và theo các tiêu chí đã được xác định rõ ràng (theo kết quả học tập, theo năng lực hoặc theo nhu cầu ôn thi).

Không được thu tiền dạy thêm trong trường

Theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì “việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học”. 

Trước đây, Khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau:

  • Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
  • Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
  • Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Như vậy, nếu như quy định cũ thì việc dạy thêm trong nhà trường được thu tiền và mức thu theo thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường thì theo quy định mới từ 14/02/2025, việc dạy thêm trong nhà trường hoàn toàn không được thu tiền. Những đối tượng này thuộc trách nhiệm của nhà trường phải bồi dưỡng, được đưa vào nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, bảo đảm quyền lợi của tất cả các học sinh phải đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình và không thu tiền học của học sinh.

Quy định này nhằm giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh và học sinh, tránh tình trạng thu phí học thêm không công khai, minh bạch, hoặc lạm dụng việc thu phí dạy thêm. Quy định mới cũng giúp giảm bớt các vấn đề về quản lý tài chính trong trường học liên quan đến học thêm.

Yêu cầu về xếp lớp, thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm trong trường

Yêu cầu về xếp lớp, thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm trong trường

Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:

  • Xếp lớp: Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 học sinh;
  • Xếp thời khóa biểu: Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  • Tổ chức dạy thêm: Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.

Quy định mới này giúp đảm bảo rằng các lớp học thêm không quá đông, giúp giáo viên dễ dàng quản lý lớp học và giảng dạy hiệu quả hơn. Ngoài ra quy định về xếp thời khóa biểu dạy thêm không được xen kẽ với thời khóa biểu chính thức và quy định mỗi môn học thêm không quá 02 tiết/tuần nhằm tránh tình trạng quá tải, gây áp lực cho học sinh. 

Điều kiện về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện. Theo Điều 6 Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, điều kiện dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường từ ngày 14/2/2025 như sau:

Đăng ký kinh doanh

Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng kí kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đăng ký kinh doanh giúp xác định rõ ràng phạm vi, hình thức hoạt động và giúp cơ quan quản lý thuế dễ dàng giám sát và thu thuế từ các hoạt động kinh doanh này.

Các hình thức đăng ký kinh doanh khi dạy thêm theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Đăng ký thành lập hộ kinh doanh: phù hợp với quy mô dạy thêm nhỏ, đơn giản, tại nhà. tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh;
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân): phù hợp với các trung tâm dạy thêm quy mô lớn, nhiều học sinh, tại nhiều cơ sở hay địa điểm.

Theo đó, cần lưu ý về thủ tục như sau:

  • Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: tại Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh;
  • Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

Công khai thông tin về việc dạy thêm ngoài nhà trường

Công khai thông tin về việc dạy thêm ngoài nhà trường

Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tăng cường trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở các thông tin như sau:

  • Các môn học được tổ chức dạy thêm; 
  • Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; 
  • Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; 
  • Danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Như vậy, ngoài đăng ký kinh doanh, việc dạy thêm ngoài nhà trường cần phải đảm bảo minh bạch thông tin và công khai các nội dung về dạy thêm nhằm nhằm tăng cường sự giám sát của toàn dân và sự quản lý an toàn, an ninh của cấp xã đối với cơ sở dạy thêm.

Lưu ý mẫu Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại noi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở (đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường) theo mẫu 02 Thông tư 29: 

Tải về

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: “Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm”. 

Như vậy, quy định mới đã nâng cao trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng đối với giáo viên thuộc sự quản lý của mình khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Đây là một quy định quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát, giám sát các hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Lưu ý mẫu báo cáo của giáo viên đang dạy học tại cơ sở giáo dục tham gia dạy thêm ngoài nhà trường theo mẫu 03 Thông tư 29 như sau:

Tải về

Các loại thuế khi dạy thêm ngoài nhà trường phải nộp

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: 

  • Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. 
  • Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Như vậy, khác với thu tiền dạy thêm trong trường, cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường có quyền thu tiền học thêm và phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Cụ thể:

Khi hộ kinh doanh đăng ký dạy thêm, thông thường sẽ phải nộp các loại thuế, lệ phí sau:

  • Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
  • Thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp đăng ký dạy thêm

  • Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên đây là cập nhật một số nội dung mới đáng chú ý tại Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO