Các điều kiện để giáo viên được dạy thêm

(Quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT)

Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mới đây, ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ 14/2/2025 với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Sau đây, Luật Việt An sẽ cập nhật các điều kiện để giáo viên được dạy thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT mới ban hành.

Giáo viên chỉ được dạy thêm, học thêm khi học sinh có nhu cầu và được cha mẹ đồng ý

nguyên tắc tự nguyện trong dạy thêm, học thêm

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc tự nguyện trong dạy thêm, học thêm như sau:

  • Học sinh có nhu cầu: Việc học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh thực sự có nhu cầu, tức là không mang tính bắt buộc từ phía giáo viên hay nhà trường.
  • Học sinh tự nguyện: Học sinh phải tự nguyện tham gia, nghĩa là không bị áp lực hay ép buộc từ bất kỳ ai.
  • Sự đồng ý của phụ huynh: Ngoài việc học sinh tự nguyện, phụ huynh hoặc người giám hộ cũng phải đồng ý. Điều này giúp đảm bảo rằng việc học thêm phù hợp với hoàn cảnh gia đình và quyền lợi của học sinh.

Đây là nguyên tắc dạy thêm, học thêm mới so với Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Quy định mới này thể hiện việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường hay ngoài nhà trường mang tính tự nguyện, xuất từ từ nhu cầu của học sinh và phụ huynh. Quan điểm này là xuyên suốt, có lợi cho học sinh, đặc biệt, trong bối cảnh thời gian vừa qua, câu chuyện dạy thêm, học thêm ở các cấp học gây nhiều bàn luận và cả nhức nhối.

Ngoài ra, quy định mới còn quy định: “Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm”. Quy định cấm nhà trường, tổ chức hay cá nhân tổ chức dạy thêm ép buộc học sinh tham gia, điều này giúp ngăn chặn các hành vi sai trái, lợi dụng học sinh để thu lợi, hoặc tạo ra một môi trường giáo dục không công bằng. Việc ép buộc học sinh tham gia các lớp học thêm có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như tăng áp lực học tập, giảm khả năng sáng tạo và sự tự do của học sinh.

Giáo viên có được dạy thêm, học thêm trong nhà trường không?

Được dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền

Trước đây, Khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau:

  • Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
  • Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
  • Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì “việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học”. 

Như vậy, nếu như quy định cũ thì việc dạy thêm trong nhà trường được thu tiền và mức thu theo thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường thì theo quy định mới từ 14/02/2025, việc dạy thêm trong nhà trường hoàn toàn không được thu tiền.

Quy định này nhằm giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh và học sinh, tránh tình trạng thu phí học thêm không công khai, minh bạch, hoặc lạm dụng việc thu phí dạy thêm. Quy định mới cũng giúp giảm bớt các vấn đề về quản lý tài chính trong trường học liên quan đến học thêm.

Chỉ 3 trường hợp được dạy thêm trong nhà trường

Một trong những quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT là từ ngày 14/02/2025, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:

trường hợp được dạy thêm trong nhà trường

  • Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
  • Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
  • Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Như vậy, nếu như quy định cũ tại Điều 5 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, thì học sinh chỉ cần có nguyện vọng viết đơn xin học thêm và được cha mẹ ký cam kết là được học thêm trong nhà trường thì quy định mới chỉ có 03 trường hợp nêu trên mới được đăng ký học thêm theo từng môn học trong nhà trường. 

Quy định mới làm rõ rằng việc dạy thêm không được áp dụng đại trà cho tất cả học sinh mà chỉ dành cho những học sinh có nhu cầu và theo các tiêu chí đã được xác định rõ ràng (theo kết quả học tập, theo năng lực hoặc theo nhu cầu ôn thi).

Không được xếp thời khóa biểu xen kẽ chính khóa và dạy thêm

Tại điểm b khoản 4 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định mới về xếp thời khóa biểu quy định: “b. Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường”.

Quy định này được nhiều phụ huynh kỳ vọng sẽ chấm dứt việc các trường xếp thời khóa biểu xen kẽ để ép học sinh học thêm, học liên kết.

Các điều kiện để giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường

Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường quy định tổ chức thực hiện. Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

  • Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về: 
    • Các môn học được tổ chức dạy thêm; 
    • Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; 
    • Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; 
    • Danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Như vậy, một trong điểm mới đáng chú ý về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường từ 14/2/2025 là phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Để tránh tình trạng các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động dạy thêm không có giấy phép, việc yêu cầu đăng ký kinh doanh giúp đảm bảo rằng các cơ sở này phải tuân thủ các quy định pháp lý, bảo vệ quyền lợi của học sinh và gia đình, cũng như các quy định về an toàn và chất lượng giảng dạy.

Điều này cũng tạo ra một môi trường giáo dục ngoài nhà trường có sự quản lý chặt chẽ hơn, giúp giảm thiểu tình trạng hoạt động dạy thêm “chui”, không có giấy phép.

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: “Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm”. 

Như vậy, quy định mới đã nâng cao trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng đối với giáo viên thuộc sự quản lý của mình khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Việc báo cáo này giúp nhà trường:

  • Đảm bảo rằng giáo viên không lạm dụng việc dạy thêm để làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trong trường. Các cơ sở giáo dục có thể kiểm tra xem giáo viên có thể duy trì được chất lượng công việc tại trường trong khi tham gia dạy thêm hay không.
  • Giảm thiểu tình trạng giáo viên có thể vì lợi ích cá nhân mà lơ là công việc chính hoặc ưu tiên dạy thêm hơn là chú tâm vào việc giảng dạy chính thức cho học sinh trong trường.
  • Giúp đảm bảo rằng giáo viên tham gia dạy thêm có đầy đủ thông tin và không tham gia vào các hoạt động không hợp pháp.
  • Quy định này cũng thể hiện sự hợp tác giữa nhà trường và giáo viên trong việc quản lý các hoạt động dạy thêm ngoài giờ học chính thức.

Quy định mới về quản lý thu tiền học thêm ngoài nhà trường

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

  • Như vậy, khác với thu tiền dạy thêm trong trường, cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường có quyền thu tiền học thêm từ học sinh và phụ huynh, nhưng mức thu này phải được thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh và cơ sở dạy thêm.
  • Ngoài ra, giáo viên dạy thêm ở đơn vị có giấy phép kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định. Điều này giúp đảm bảo rằng tiền học thêm được quản lý và sử dụng hợp lý, đúng pháp luật, tránh tình trạng lạm dụng hoặc lợi dụng hoạt động dạy thêm để trục lợi.

Trên đây là một số nội dung đáng chú ý về các điều kiện để giáo viên được dạy thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Việc thay đổi quy định về dạy thêm, học thêm từ ngày 14/02/2025 phản ánh một sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách giáo dục, nhằm đảm bảo công bằng và giảm thiểu những bất cập trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm hiện nay. Quý phụ huynh học sinh, giáo viên và các cơ quan có thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO