Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và cạnh tranh, việc thu hút đầu tư là một yếu tố quan trọng giúp các quốc gia, địa phương nâng cao tiềm năng kinh tế. Để khuyến khích các nhà đầu tư, nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đã được thiết lập, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án mới. Tuy nhiên, không phải các nhà đầu tư đều biết được thủ tục xin áp dụng những ưu đãi đầu tư này. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư.

Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

Hình thức ưu đãi đầu tư

Hình thức ưu đãi đầu tư

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức ưu đãi đầu tư. Cụ thể như sau:

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
  • Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định 7 đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, bao gồm:

  • Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư
  • Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư;
  • Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: 
  • Có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu; hoặc
  • Sử dụng trên 3.000 lao động;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật
  • Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  • Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
  • Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Căn cứ theo Điều 17 Luật Đầu tư 2020 và Điều 23 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định tùy thuộc vào đối tượng đưởng hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư xác định ưu đãi và thực hiện thủ tục hưởng tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan,…

Bước 1: Xác định căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư

Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

Nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao; Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao

Ưu đãi đầu tư ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:

  • Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
  • Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.

Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ gồm:

  • Kê khai/đề nghị áp dụng ưu đãi đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ… đối với trường hợp được cấp một trong số các loại giấy tờ này.

Nộp tới cơ quan quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng ưu đãi đầu tư về đất đai và ưu đãi khác đối với nhà đầu tư đáp ứng điều kiện

Bước 3: Thẩm định và trả kết quả

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và quyết định áp dụng ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

Thời gian giải quyết: Tùy thuộc thời hạn giải quyết của từng cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư đối với từng loại ưu đãi đầu tư.

Điều chỉnh ưu đãi đầu tư

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định ưu đãi đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

  • Dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư và đáp ứng thêm điều kiện hưởng ưu đãi ở mức cao hơn hoặc được hưởng thêm ưu đãi theo hình thức ưu đãi mới thì được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn hoặc hưởng thêm ưu đãi theo hình thức ưu đãi mới cho thời gian ưu đãi còn lại. 
  • Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
  • Trong thời gian hưởng ưu đãi, trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.

Lưu ý: Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý xung quanh về đầu tư, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO