Thực phẩm nhập khẩu không cần xin giấy phép

Đi cùng với sự phát triển của xã hội, người dân cũng có xu hướng sử dụng các thực phẩm nhập khẩu ngày càng nhiều. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu thực phẩm và cùng với đó nhiều vấn đề pháp lý về nhập khẩu thực phẩm cũng được đặt ra. Như vậy, Giấy phép nhậu khẩu thực phẩm là gì? Thực phẩm nhập khẩu không cần xin Giấy phép sẽ bao gồm những gì? Thông qua bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ giải đáp chi tiết và cụ thể cho quý doanh nghiệp, để hoạt động nhập khẩu thực phẩm được trơn tru, dễ dàng hơn.

Đăng ký kinh doanh Thực phẩm

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi, bổi sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Thông tư 27/2012/TT-BCT quy định tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đới với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT.
  • Thông tư số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Giấy phép xin nhập khẩu thực phẩm là gì?

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.

Pháp luật quy định có hai loại giấy phép nhập khẩu:

  • Giấy phép nhập khẩu tự động: Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian. Việc xin Giấy phép nhập khẩu tự động được quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BCT và Thông tư 24/2010/TT-BCT và các văn bản khác quy định chi tiết một số sản phẩm riêng như: phân bón, thép,…
  • Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động, chẳng hạn như Số bản công bố sản phẩm, Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.

Như vậy, thực phẩm là loại hàng hóa không cần xin Giấy phép nhập khẩu tự động. Đối với các loại thực phẩm cần xin Giấy phép thì sẽ là Giấy phép nhập khẩu thực phẩm thông thường.

Thực phẩm nhập khẩu không cần xin giấy phép

Điều 13 Nghị đinh số 15/2018/NĐ-CP quy định các thực phẩm nhập khẩu không cần xin Giấy phép:

  • Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế (sửa đổi, bổ sung tại điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP.
  • Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
  • Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
  • Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
  • Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
  • Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thực phẩm nhập khẩu phải được cấp Giấy phép

Ngoài các thực phẩm nhập khẩu không cần xin giấy phép ở trên thì thực phẩm cần xin giấy phép sẽ bao gồm:

  • Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp và không yêu cầu qua tinh chế lại, nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc đóng gói lại.
  • Chất sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, bao gồm chất hỗ trợ chế biến và phụ gia thực phẩm.
  • Thực phẩm đã được đóng gói sẵn để sử dụng trực tiếp.
  • Các sản phẩm không yêu cầu xin giấy phép, nhưng khi có thông tin về rủi ro an toàn, dịch bệnh hoặc yêu cầu từ Bộ Y tế bằng văn bản.
  • Các sản phẩm khác nằm trong Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.
  • Các loại thực phẩm mà tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu nhận được “Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu” phải tuân thủ các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Thông tư 52.2015/TT-BYT.

Các phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

thực phẩm nhập khẩu không thuộc nhóm miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra nhà nước. Việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

  • Phương thức kiểm tra giảm: kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
  • Phương thức kiểm tra thông thường: chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
  • Phương thức kiểm tra chặt: kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

Hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Theo Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu – một loại giấy phép được cơ quan hải quan yêu cầu phổ biến gồm:

STT Tên tài liệu Lưu ý
1 Bản công công bố sản phẩm. Mẫu số 2 Phụ lục I quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
2 Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu sản phẩm (Certificate of Exportation).
3 Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm (trong thời hạn là 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đáp ứng phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.
4 Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm, hoặc thành phần tạo nên công dụng của sản phẩm (bản chính, bản sao thì cần có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu). Thành phần tối thiểu của chất, nguyên liệu là nên công dụng của sản phẩm phải ít nhất bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã được nêu trong tài liệu.
5 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đạt yêu cầu về thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc tương đương nếu sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
6 Giấy ủy quyền của Luật Việt An thực hiện thủ tục Theo mẫu do Luật Việt An soạn thảo

Đối với thực phẩm phải kiểm tra nhà nước, hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

Với phương thức kiểm tra giảm

  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
  • Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).

Với phương thức kiểm tra theo phương thức thông thường và phương thức chặt

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
  • Trong trường hợp sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn xin Giấy phép nhập khẩu thực phẩm của Luật Việt An

  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi xử lý các thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh trong tiến trình xử lý đơn đăng ký;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
  • Cung cấp các dịch vụ pháp lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Quý khách có nhu cầu xin Giấy phép nhập khẩu thực phẩm, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO