Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2024
Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chảy mạnh vào nền kinh tế. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết những diễn biến nổi bật của tình hình thu hút FDI tại Việt Nam trong năm qua. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ phân tích về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2024.
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2024
Tình hình hoạt động vốn thực hiện:
Năm 2024 ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 19,58 USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu: Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt gần 242,1 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, chiếm 72,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 240,5 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 199,7 tỷ USD, tăng 16,3% so cùng kỳ và chiếm 63,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 42,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 40,8 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 19,4 tỷ USD.
Tình hình đăng ký đầu tư
Năm 2024, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể:
Đăng ký mới: Có 2.743 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 1,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,23 tỷ USD (giảm 2,5% so với cùng kỳ).
Điều chỉnh vốn: Có 1.151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 8,35 tỷ USD (tăng 41,7% so với cùng kỳ).
Góp vốn, mua cổ phần: Có 2.669 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD (giảm 29% so với cùng kỳ).
Tình hình đầu tư theo ngành
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.
Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,3%) và số lượt giao dịch GVMCP (chiếm 41,9%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 66,8%).
Cơ cấu đầu tư ngành nghề năm 2024
Cơ cấu đầu tư theo ngành
Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,61 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%) và GVMCP (chiếm 25,7%).
Nhận xét chung tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2024
Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút ĐTNN (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 79,9% số dự án mới và 70,9% số vốn đầu tư của cả nước trong 10 tháng.
Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 10 tháng năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nước dẫn đầu (Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông) đã chiếm tới 73% số dự án đầu tư mới và 76,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 10 tháng.
Tính lũy kế đến tháng 10 năm 2024, cả nước có 41.501 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 492,26 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 316,76 tỷ USD, bằng 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Theo ngành: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 299,8 tỷ USD (chiếm 60,9% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản với hơn 72,35 tỷ USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 41,67 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).
Theo đối tác đầu tư: Có 148 quốc gia, vùng lãnh thổ hiện có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 87,4 tỷ USD (chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn hơn 81,1 tỷ USD (chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
Theo địa bàn: ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với hơn 58,3 tỷ USD (chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Hà Nội với gần 42,2 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư); Bình Dương với hơn 42,1 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).
Những lưu ý khi đầu tư vào Việt Nam
Khung pháp lý:
Ổn định nhưng phức tạp: Môi trường pháp lý Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một số quy định chồng chéo và thay đổi nhanh chóng.
Ưu tiên các ngành: Chính phủ Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và các ngành có giá trị gia tăng.
Thủ tục hành chính: Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng thủ tục hành chính vẫn còn khá phức tạp và mất thời gian.
Môi trường kinh doanh
Cạnh tranh cao: Thị trường Việt Nam có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là trong các ngành sản xuất và dịch vụ.
Chất lượng hạ tầng: Hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông đang được cải thiện nhưng vẫn còn một số hạn chế ở các vùng nông thôn.
Nhân lực: Lực lượng lao động Việt Nam trẻ, năng động và có chi phí thấp, nhưng chất lượng nhân lực còn hạn chế ở một số ngành.
Rủi ro:
Rủi ro chính trị: Mặc dù Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị, nhưng các nhà đầu tư vẫn cần lưu ý đến những rủi ro tiềm ẩn từ các biến động chính trị.
Rủi ro ngoại hối: Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các dự án đầu tư.
Rủi ro môi trường: Các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Cơ hội:
Thị trường nội địa lớn: Với dân số trẻ và thu nhập đang tăng, thị trường nội địa Việt Nam mang đến nhiều cơ hội kinh doanh.
Hiệp định thương mại: Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cung cấp nhiều chính sách ưu đãi.
Trên đây là tư vấn pháp lý của Luật Việt An về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2024. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề pháp lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!