Hình thức đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Để có thể tiếp cận thị trường Việt Nam, trước hết các nhà đầu tư cần lựa chọn một trong các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước tình hình này, Luật Việt An tổng hợp các hình thức đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Nam qua bài viết sau đây.

Mẫu giấy chứng nhận đầu tư

Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư năm 2020

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự bỏ vốn dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và cá nhân hay công ty nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư được quyền quản lý hoạt động kinh doanh của mình tại nước mà họ thực hiện hoạt động đầu tư.

Các hình thức đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (thành lập công ty vốn Fdi tại Việt Nam)

Đầu tư vào các tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư bỏ vốn thành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền quản lý của đơn vị kinh doanh đang hoạt động Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được thực hiện dưới các hình thức sau:

Thứ nhất, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư (thành lập công ty 100% vốn nước ngoài)

Nhà đầu tư nước ngoài được quyền thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của mình theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư được phép thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định phải xin Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020.

Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư tận dụng được kinh nghiệm, hoàn toàn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình mà không chịu sự chi phối của bất kỳ ai, chi tuân theo các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có sự góp vốn của các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư bằng việc thành lập tổ chức kinh tế có sự hợp tác, tham gia góp vốn giữa nhiều nhà đầu tư. Ở nhóm hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có thể thành lập hoặc góp vốn vào công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư cùng tham gia quản lý, cùng quyết định những vấn đề chung trong hoạt động kinh doanh.

Đầu tư theo hình thức này giúp tổ chức kinh tế thuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn của nhiều người (đặc biệt là công ty cổ phần). Tuy nhiên nếu muốn quyết định nhanh một vấn đề gì đó, hình thức đầu tư này sẽ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian hơn so với hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư. Bởi trước khi đưa ra một quyết định, các nhà đầu tư phải họp, trao đổi, thống nhất với nhau dẫn tới kéo dài thời gian ra quyết định, đôi khi sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, các nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đã được thành lập và đang hoạt động. Với hình thức này, nhà đầu tư sẽ trở thành thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế đó. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận vào thị trường Việt Nam nhưng không muốn thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ thực hiện theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định các hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế, cụ thể:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Ngoài ra, Luật Đầu tư 2020 bổ sung thêm quy định các điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 như sau:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường thị trấn biên giới, xã, phường thị trấn ven biển.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trở thành hình thức đầu tư phổ biến, được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Bởi so với loại hình đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới, thủ tục thực hiện đối với loại hình này đơn giản tiết kiệm thời gian tận dụng được các điều kiện về nhà xưởng mặt bằng kinh doanh, nhân công mà tổ chức kinh tế trong nước đã gây dựng.

Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)

Theo Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư theo hợp đồng đưới 02 hình thức là đầu tư theo hình thức Hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP) và đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) nhưng đến Luật Đầu tư 2020, Luật đã bỏ đầu tư theo hình thức Hợp đồng PPP ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật chỉ quy định đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Theo đó, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Do tính chất hợp tác đầu tư trên cơ sở hợp đồng và không thành lập tổ chức kinh tế nên Hợp đồng và các bộ phận không tách rời của nó (như Phụ lục Hợp đồng) là cơ sở pháp lý quan trọng ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên. Tùy thuộc vào nội dung của quan hệ hợp tác kinh doanh cũng như những nội dung đàm phán thỏa thuận của các nhà đầu tư, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các nhà đầu tư cũng được quy định khác nhau. Mặt khác, đây là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư chỉ ký kết hợp đồng với nhau để thực hiện dự án đầu tư, sau khi thực hiện xong các nhà đầu tư sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng kết thúc sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.

Nếu quý khách có bất kì thắc mắc gì liên quan đến các hình thức đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật đầu tư

    Pháp luật đầu tư

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO