Tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động khi mất việc làm. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thông qua nhiều văn bản khác nhau. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động dễ dàng tiếp cận thông tin pháp lý, Luật Việt An xin tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp qua bài viết sau đây. 

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì bảo hiểm thất nghiệp được định nghĩa là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách xã hội mà Nhà nước ta xây dựng, mang nhiều ý nghĩa đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động trong công cuộc xây dựng và đổi mới xã hội. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trong của bảo hiểm thất nghiệp: 

Hỗ trợ tài chính và đảm bảo đời sống cho người lao động

Khi bị mất việc làm, người lao động thường gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống do mất đi nguồn thu nhập chính. Bảo hiểm thất nghiệp giúp họ có một khoản trợ cấp tài chính tạm thời để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian tìm kiếm công việc mới. Điều này giúp giảm bớt áp lực kinh tế, giúp người lao động có thời gian ổn định tâm lý và tìm kiếm công việc phù hợp hơn.

Góp phần ổn định xã hội

Thất nghiệp kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực như gia tăng nghèo đói, tăng tỷ lệ phạm tội và những vấn đề xã hội khác. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp giúp hạn chế những tác động này bằng cách hỗ trợ người lao động trong giai đoạn khó khăn, giảm nguy cơ dẫn đến các vấn đề xã hội nghiêm trọng như tội phạm, trầm cảm hay bất ổn gia đình.

Giảm áp lực cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Khi một doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự do khó khăn tài chính hoặc tái cơ cấu, Bảo hiểm thất nghiệp giúp giảm áp lực cho cả doanh nghiệp và người lao động. Nhờ có quỹ bảo hiểm, người lao động không rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, còn doanh nghiệp cũng có thể tập trung khôi phục sản xuất mà không phải đối mặt với làn sóng phản ứng tiêu cực từ người lao động. Đồng thời, Bảo hiểm thất nghiệp cũng giúp duy trì sức mua của xã hội, tránh tình trạng suy giảm tiêu dùng đột ngột do thất nghiệp hàng loạt.

Quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như dưới đây là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Hiện nay, pháp luật chỉ có quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc mà không có quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện. Do đó, để tham gia bảo hiểm thất nghiệp cá nhân phải đi làm và có giao kết hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 

Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp

Như trên đã đề cập, bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm bắt buộc của người lao động. Theo quy định tại Điều 57 Luật Việt làm 2015, mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động như sau: 

  • Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
  • Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 

Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp mà người lao động do Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp chi trả khi đáp ứng được các điều kiện được liệt kê tại Điều 49 Luật Việc làm 2013. Các điều kiện cụ thể như sau: 

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
    • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  • Có đủ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: 
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời/xác định thời hạn: Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng: Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. 
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
    • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
    • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
    • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
    • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
    • Chết.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng không được quá mức hưởng tối đa như sau: 

  • Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Không quá 05 lần mức lương cơ sở;
  • đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể như sau:

Người lao động cứ đóng Bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Công thức tính: 

Thời gian hưởng tháng=03 tháng+Số tháng đóng BHTN-36 tháng12 tháng

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Dưới đây là các văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp đang có hiệu lực hiện nay: 

  • Luật Việc làm số 38/2013/QH13: Ban hành ngày 16/11/2013, quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
  • Nghị định số 28/2015/NĐ-CP: Ban hành ngày 12/3/2015, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/5/2015. 
  • Nghị định số 61/2020/NĐ-CP: Ban hành ngày 29/5/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15/7/2020. 
  • Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH: Ban hành ngày 31/7/2015, hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
  • Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH: Ban hành ngày 31/8/2023, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực từ ngày 15/02/2024. 
  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó Điều 214 quy định về Tôi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và Điều 216 về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. 

Trên đây là tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động và doanh nghiệp nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Việc hiểu và tuân thủ đúng quy định không chỉ bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO