09 33 11 33 66
info@luatvietan.vn
Email: info@luatvietan.vn

Tư vấn Cản trở quyền thăm nom con sau ly hôn

Ngày: 10/09/2019

Con chào cô chú ạ con muốn hỏi 1 vấn đề là con với chồng con đã ly hôn có 1 đứa con chung hiện tại là chồng con là người nuôi dưỡng sao khi con cắt hộ khẩu cho con của con về bên chồng thì bên chồng con không cho con nói chuyện điện thoại cho con của con vì họ nói họ có quyền làm như vậy con không được quyền lên tiếng và có ý định không cho 2 mẹ con gặp nhau vì lúc đầu ly hôn bên họ tự làm giấy và con không biết nội dung đã viết gì ạ bây giờ con phải làm sao đây cô chú xin giúp đỡ cho con với.

Nội dung tư vấn của Công ty luật Việt An

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân gia đình 2014.
  • Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014.
  • Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình quy định về nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo đó cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, về nguyên tắc, không ai được cản trở chị chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chị trừ khi việc chị lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và đã bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của chị đối với con chị.

Khi bị một bên cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn chị có thể thực hiện như sau:

  • Yêu cầu người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thực hiện đúng nghĩa vụ của họ, đảm bảo cho mình được thực hiện quyền thăm nom con theo bản án/quyết định của Tòa án.
  • Nhờ tổ trưởng dân phố, công an địa phương đảm bảo quyền được thăm nom con hoặc chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
  • Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo  bản án/quyết định của Tòa án.

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật hôn nhân

    Tư vấn pháp luật hôn nhân

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 33 11 33 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 67 55 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO