Em là Phương, làm việc tại một doanh nghiệp chế xuất.
Anh/ Chị có thể trả lời giúp em 4 câu hỏi dưới đây được không ạ!
Đối với doanh nghiệp chế xuất thì hàng hỏng ( phê liệu, phế phẩm ) không phải là nguyên vật liệu hỏng nằm ngoài định mức thực tế khi tiêu hủy có bị nộp thuế không ạ?
Nhà nước mình có công văn hay quy định nào về việc phạt tiền chậm tiêu hủy hàng hỏng ( phế liệu, phế phẩm ) không ạ?
Nếu báo cáo quyết toán doanh nghiệp mình làm bị sai mà đã nộp lên Cơ quan Hải Quan rồi thì mình có được sửa đổi bổ sung hay không ạ?
Pháp luật mình có quy định nào về thời gian báo cáo việc tiêu hủy hàng hỏng lên cơ quan Hải Quan không ạ?
Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
Công văn 18195/BTC-TCHQ năm 2015
Căn cứ Điều 71, Điều 72 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa
Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tếđể sản xuất hàng hóa xuất khẩu (ví dụ: vỏ lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
Phế liệu, phế phẩm nằm ngoài định mức thực tếđể sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
Điều 72. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm
Thủ tục tiêu hủy thực hiện như thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm gia công quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo đúng quy định của pháp luật”.
Về chính sách thuế và thủ tục hải quan khi tiêu huỷ : Trường hợp tiêu huỷ với phần là phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu khi tiêu hủy.
Thủ tục tiêu hủy phế liệu ( áp dụng chung cho sản xuất xuất khẩu và gia công ) với trình tự như sau:
Căn cứ điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lựChậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm theo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
…đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam.
Thủ tục hải quan
…d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát”.
Theo quy định trên, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, công ty gửi thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm cho cơ quan hải quan. Trường hợp hình thức xử lý là tiêu hủy tại Việt Nam thì công ty phải có văn bản gửi cơ quan hải quan về phương án sơ hủy, tiêu hủy. Thời hạn gửi văn bản là sau khi gửi văn bản thông báo và trước thời điểm đưa nguyên liệu đi tiêu hủy và chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo công ty phải thực hiện xong việc tiêu hủy nguyên liệu.
Căn cứ điểm e và điểm f mục 8 công văn 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“8. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau (điều 64).
…e) Liên quan đến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi tiêu huỷ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ theo đúng quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Nghịđịnh số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, cụ thể:
– Trường hợp tiêu huỷ máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm là chất thải quy hại hoặc có chứa các thành phần nguy hại thì thực hiện theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghịđịnh số 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTC ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
– Trường hợp tiêu huỷ máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm không phải là chất thải quy hại thì thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại chương IV Nghịđịnh số 38/2015/NĐ-CP.
f) Về việc giám sát tiêu huỷ thực hiện theo quy định tại điểm d.2 khoản 3 điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Riêng việc tiêu huỷ máy móc thiết bị, nguyên liệu đối với các loại hình gia công và doanh nghiệp chế xuất cơ quan hải quan giám sát trực tiếp (trừđối với trường hợp doanh nghiệp ưu tiên)”.
Như vậy, việc tiêu hủy nguyên liệu phải thực hiện theo đúng quy định về môi trường nói trên. Cơ quan hải quan sẽ giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu của công ty (trừ trường hợp công ty là doanh nghiệp ưu tiên).