09 33 11 33 66
info@luatvietan.vn
Email: info@luatvietan.vn

Tư vấn chuyển nhượng phần di sản thừa kế

Ngày:

Chúng tôi thừa kế 1 ngôi nhà. Khi khai nhận thừa kế chúng tôi đã có 1 VBTTPCTSC được công chứng: Ngôi nhà là sở hữu chung (hợp nhất), các ĐSH cùng sở hữu chung một phần ngôi nhà.

Chúng tôi gồm 4 ĐSH, 3 ĐSH là người gốc việt định cư ngoài Việt nam. 1 ĐSH còn tại VN là đại diện đứng trên giấy chứng nhận QSHĐ và QSHN.

Tôi muốn chuyển nhượng PHẦN của mình cho 1 ĐSH hay con cháu của họ nhưng các ĐSH không thỏa thuận với nhau được việc phân chia, xác định lại  rõ phần của từng người qua 1 VBTTPCTSC mới .

Vì khó khăn nầy tôi bây giờ chỉ muốn chuyển nhượng PHẦN QUYỀN của mình trong khối tài sản chung. Nhưng lại có ĐSH cho biết sẽ không ký vào hợp đồng chuyển nhượng tại phòng công chứng cho tôi. Theo tôi hiễu, chủ thể của hợp đồng gồm có ba bên là: bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (những ĐSH không có nhu cầu chuyển nhượng).

Tôi có các câu hỏi sau:

1) Làm sao để tôi chuyển nhượng được PHẦN QUYỀN của mình ?

2) Tôi và bên nhận chuyển nhượng tiến hành thoả thuận ký kết hợp đồng sang nhượng một phần giá trị tài sản đồng sở hữu của tôi (cụ thể là 1/4) với các điều khoản như sau:

  1. a) Giá chuyển nhượng phần tài sản nầy (bao gồm nhà và đất ở)
  2. b) Số tiền cọc bên được chuyển nhượng thanh toán trước cho tôi
  3. c) Số tiền còn lại bên được chuyển nhượng sẽ thanh toán cho tôi khi mọi thủ tục giấy tờ pháp lý hoàn tất và bên được chuyển nhượng được đứng tên sở hữu phần tài sản nầy ( sau khi ký hợp đồng sang nhượng chính thức tại phòng công chứng ). Hợp đồng nầy sẽ được ký và lăn tay, có nhân chứ

Có thực hiện lập vi bằng được không?

Trường hợp tôi hay người được chuyển nhượng mất đi, trước khi ký hợp đồng sang nhượng chính thức, hợp đồng nầy có còn giá trị đối với các người thừa kế về sau không?

Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau:

Do di sản thừa kế- ngôi nhà là sở hữu chung nên một trong các đồng thừa kế muốn chuyển nhượng phần di sản thừa kế của mình cho người khác cần có sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại.

Trường hợp này được hiểu là trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế thỏa thuận di sản thuộc sở hữu chung không phân định rõ quyền của từng người trong phần di sản đó. Do đó, bây giờ bạn muốn chuyển nhượng phần di sản của mình được hưởng mà có đồng thừa kế không đồng ý thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế. Căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng đang sử dụng và nguyện vọng của các bên khi chia di sản thừa kế Tòa án sẽ xem xét đến yêu cầu chia di sản. Khi đó, các bên phải tuân theo quyết định của Tòa án.

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau. Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở trên, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua, không là căn cứ bên bán đã chuyển quyền sở hữu cho bên mua. Như vậy, chỉ khi các bên giao kết hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị pháp lý.

Trân trọng!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật lao động

    Tư vấn pháp luật lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 33 11 33 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 67 55 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO