Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Khi một người thân trong gia đình qua đời, họ thường để lại một số di cho con cháu. Di sản này có thể bao gồm tiền mặt, giấy tờ có giá trị, đồ vật hoặc quyền sở hữu tài sản. Để tiến hành nhận di sản thừa kế, người thừa kế phải tiến hành một số thủ tục theo quy định của pháp luật, trong đó có việc khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện khai nhận. Nhằm giúp  giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết hồ sơ khai nhận di sản thừa kế sau đây.

Di chúc Thừa kế

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Công chứng năm 2014;
  • Nghị định 23/2025/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Để hiểu khái niệm khai nhận di di thừa kế, trước hết cần hiểu thế nào là di sản thừa kế? Di sản thừa kế được hiểu là tài sản riêng của người để lại di sản thừa kế, phần tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác. Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá. Di sản thừa kế được định đoạt sau khi người để lại di sản thừa kế chết theo hai hình thức đó là theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu khai nhận di sản thừa kế làm việc những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật thực hiện thủ tục khai nhận, xác lập quyền tài sản đối với phần di sản mà người chết để lại.

Đặc điểm của khai nhận di sản thừa kế

Từ định nghĩa trên, có thể thấy, khai nhận di sản thừa kế mang một số đặc điểm nổi bật như sau:

Về chủ thể:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  • Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng, chứng thực đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng, chứng thực.

Về địa điểm thực hiện:

  • Pháp luật không có quy định bắt buộc về địa điểm khai nhận di sản thừa kế, song có thể thấy việc khai nhận di sản thừa kế hầu hết được tiến hành tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền và văn phòng công chứng.
  • Người có nhu cầu khai nhận di sản thừa kế có thể căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh của mình để lựa chọn địa điểm khai nhận di sản thừa kế cho phù hợp.

Về mục đích:

Việc tiến hành khai nhận di sản thừa kế nhằm làm căn cứ xác lập quyền tài sản đối với phần di sản mà người chết để lại.

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế được hiểu là toàn bộ các loại giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị, phải nộp để thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng/ chứng thực;
  • Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế;
  • Các loại giấy tờ nhân thân như căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người được hưởng di sản theo pháp luật thừa kế (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật);
  • Bản sao di chúc (nếu có, trong trường hợp thừa kế theo di chúc);
  • Thoả thuận không phân chia di sản (nếu có) của những người cùng được hưởng di sản;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản, trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu giấy tờ trên, người thừa kế nộp hồ sơ cho văn phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền để tiến hành công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế. Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng, chứng thực là một trong các căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đăng ký việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Một số câu hỏi liên quan đến hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Trường hợp khi cha mẹ chết có để lại thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng Giấy chứng nhận đã bị thất lạc, muốn thực hiện thủ tục chứng thực văn bản khai nhận thừa kế thì cần phải làm gì?

Để có căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất của cha mẹ để thừa kế khi chết, thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực văn bản khai nhận di sản, người thừa kế cần lập Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai đối với thửa đất đó, yêu cầu cung cấp các dữ liệu về thửa đất.

Sau khi nhận được kết quả tra cứu dữ liệu đất đai chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản, người thừa kế phải tiến hành bổ sung kết quả tra cứu vào hồ sơ yêu công chứng hoặc chứng thực để thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Người thừa kế có quyền được từ chối nhận di sản hay không?

Theo quy định của pháp luật về từ chối nhận di sản:

  • Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Người không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật bao gồm các đối tượng nào?

Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Những người quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục quan trọng để tiến hành phân chia di sản thừa kế. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, tư vấn pháp luật thừa kế, tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật thừa kế

    Tư vấn pháp luật thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO