Với lực lượng lao động lớn, đồng thời là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, Hà Nội luôn chủ động ứng phó với diễn biến tình hình quan hệ lao động, phòng ngừa, tham gia giải quyết hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở thường xuyên triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, góp phần ổn định việc làm, đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động vẫn là quan hệ luôn tiểm ẩn các bất đồng và đối kháng, nhằm hỗ trợ giải quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động, Công ty luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động tại Hà Nội cụ thể như sau:
Tư vấn lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp lao động
Theo quy định của pháp luật Lao động hiện hành, để giải quyết tranh chấp lao động, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp lao động như sau:
Thỏa thuận giữa các bên: Đây là phương án ưu tiên sử dụng đầu tiên khi quan hệ lao động phát sinh tranh chấp.
Hòa giải viên lao động;
Hội đồng trọng tài lao động;
Tòa án nhân dân.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Các tranh chấp lao động có thể khởi kiện tại Tòa mà không cần hòa giải
Theo quy định tại khoản 1, Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 đã chỉ rõ các trường hợp tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần qua bước hòa giải bao gồm:
Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
Tranh về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Nếu thuộc các trường hợp này, người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể kiện thẳng ra Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các trường hợp còn lại đều phải thực hiện hòa giải nhờ hòa giải viên lao động theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019.
Dịch vụ của Luật Việt An trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tại Hà Nội
Tư vấn các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động phát sinh tranh chấp tại Hà Nội.
Hướng dẫn các bên trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật;
Đại diện một trong hai bên thực hiện các thủ tục gải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền