Trong quá trình xác lập, tham gia, thực hiện hợp đồng lao động, các bên của quan hệ lao động có thể có những tranh chấp phát sinh về quyền và nghĩa vụ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên có thể lựa chọn dịch vụ pháp lý hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin tư vấn pháp lý khái quát về dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động của Luật Việt An.
Tranh chấp lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động năm 2019 thì tranh chấp lao động được định nghĩa là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại tranh chấp lao động
Tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động;
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động
Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Thỏa thuận giữa các bên
Đây là phương án ưu tiên sử dụng đầu tiên khi quan hệ lao động phát sinh tranh chấp vì chỉ có hai bên thống nhất thỏa thuận phương án giải quyết.
Hòa giải viên lao động
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó bên thứ ba đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp để các bên tranh chấp thương lượng, thỏa thuận nhằm tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
Lưu ý: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ:
Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Trọng tài lao động
Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên.
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Tòa án nhân dân
Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên.
Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải
Trong thời hạn 05 ngày l kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài
Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết với trường hợp thuộc thẩm quyền. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp được nộp tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
Các bên thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thông qua Tòa án
Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, gồm:
Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
Bản sao CCCD (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động,…
Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền:
Thẩm quyền Tòa án theo cấp:
Tòa án nhân dân cấp huyện: Tranh chấp lao động cá nhân.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc tranh chấp lao động cá nhân mà đương sự/ tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp.
Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp.
Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án ra các thông báo, quyết định:
Thông báo tạm ứng án phí để người khởi kiện nộp tạm ứng tại Chi cục Thi hành án dân sự, Thông báo thụ lý và tiến hành giải quyết theo thủ tục với trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thuộc thẩm quyền.
Từ chối thụ lý với trường hợp hồ sơ không hợp lệ
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác mà không thể yêu cầu đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động của Luật Việt An
Tư vấn pháp luật trong quá trình giải quyết
Luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết về các vấn đề về tranh chấp lao động như:
Các quy định về tranh chấp lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
Các quy định về nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền xử lý tranh chấp lao động, tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất;
Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp.
Từ việc tư vấn quy định pháp luật, Luật Việt An hỗ trợ phân tích trường hợp của quý khách hàng về phương thức xử lý theo pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Đại diện khách hàng trong quá trình giải quyết
Luật Việt An căn cứ vào sự ủy quyền của quý khách hàng sẽ tiến hành đại diện xử lý các cuộc thương lượng và thông tin liên lạc với các bên liên quan cũng như với bên thứ ba (hòa giải viên, trọng tài viên).
Luật Việt An cung cấp dịch vụ hỗ trợ đại diện tham gia hòa giải hoặc thương lượng để đảm bảo lợi ích tối đa của quý khách hàng cũng như việc nghiên cứu, xây dựng các phương án thỏa thuận giảm thấp nhất tác động tiêu cực.
Luật Việt An theo ủy quyền của quý khách hàng sẽ đại diện trong các vụ kiện tụng hoặc trọng tài, hỗ trợ liên hệ, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, tham gia các phiên họp và tranh tụng.
Luật Việt An theo ủy quyền của quý khách hàng sẽ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.
Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu
Luật Việt An sẽ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp lý đúng thể thức và yêu cầu để yêu cầu giải quyết cũng như phục vụ các phiên họp và tranh tụng trước các cơ quan tòa án hoặc hội đồng trọng tài lao động.
Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho hồ sơ yêu cầu giải quyết/hồ sơ khởi kiện,..
Trên đây là phân tích về luật sư giải quyết tranh chấp lao động. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!