Tư vấn liên quan điều tra chống bán phá giá và xác minh tại chỗ

Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ trong hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong quá trình này. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ đưa ra những tư vấn liên quan điều tra chống bán phá giá và xác minh tại chỗ theo quy định pháp luật hiện hành.

chống bán phá giá

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT);
  • Hiệp định chống bán phá giá 1994 (ADA);
  • Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.

Trong đó, tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, sau đây:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017;
  • Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
  • Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

“Vụ kiện” chống bán phá giá là gì?

Đây thực chất là một quy trình Kiện – Điều tra – Kết luận – Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hóa nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hóa đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

  • Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
  • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên

Trình tự một vụ kiện chống bán phá giá

  • Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);
  • Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);
  • Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
  • Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ…);
  • Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
  • Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
  • Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
  • Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
  • Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).

Dịch vụ tư vấn liên quan điều tra chống bán phá giá và xác minh tại chỗ của Luật Việt An

Dịch vụ tư vấn chống bán phá giá và xác minh tại chỗ của Luật Việt An hướng tới giúp doanh nghiệp, khách hàng giải quyết các trở ngại thương mại trong quá trình thực hiện điều tra chống bán phá giá từ thị trường nước ngoài. Với mục tiêu đó, Công ty luật Việt An sẽ tập trung vào những vấn đề:

  • Giảm thiểu thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng xuất khẩu của Khách hàng đang được điều tra tại Việt Nam;
  • Hỗ trợ Khách hàng hoàn thành bảng câu hỏi liên quan đến việc điều tra chống bán phá giá và xác minh tại chỗ. Với dịch vụ này, Luật Việt An sẽ tư vấn về chiến lược tổng thể trong việc trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá cũng như đối chiếu các tài liệu liên quan để hoàn thành bảng câu hỏi chống bán phá giá theo luật và thủ tục chống bán phá giá của Việt Nam. Ngoài ra, Công ty còn tính toán biên độ bán phá giá của khách hàng để tranh luận với các kết quả được tính toán bởi Cục phòng vệ thương mại.
  • Hỗ trợ khách hàng trong làm việc với Cục phòng vệ thương mại, bộ công thương trong suốt quá trình điều tra diễn ra. Trong trường hợp Cục phòng vệ thương mại tiến việc xác minh tại chỗ các cơ sở của khách hàng để xác minh thông tin, dữ liệu và bằng chứng, Công ty sẽ hỗ trợ khách hàng trước và trong quá trình xác minh cùng với việc chuẩn bị, giải thích và làm rõ thông tin, bằng chứng được kiểm tra và yêu cầu bởi Cục phòng vệ thương mại.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về chống bán phá giá, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO