Tư vấn tính toán biên độ chống bán phá giá tại Việt Nam

Việc tự do thông thương hàng hóa, sản phẩm giữa các quốc gia hiện nay đang được diễn ra trên toàn thế giới và trở nên mạnh mẽ sau khi WTO ra đời. WTO tạo ra thị trường thương mại bình đẳng cho các quốc gia trên thế giới tham gia trên cơ sở hàng rào pháp lý rõ ràng, mình bạch để cùng phát triển lành mạnh. Trong các quy định của WTO, có các quy định đặc biệt quan trọng như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) nhằm hướng dẫn các nước xác định và có cách thức áp dụng cách đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa, sản phẩm do các thương nhân thuộc các quốc gia khác cố tình bán phá giá nhằm phá hoại nền kinh tế của các quốc gia khác.

Chống bán phá giá

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT);
  • Hiệp định về chống bán phá giá (ADA);
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 42/2023/TT-BCT.

Chống bán phá giá và biên độ chống bán phá giá là gì?

Theo cách hiểu chung của hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động chống bán phá giá được hiểu là: (1) có hoạt động bán phá giá của cá nhân và tổ chức và (2) có hoạt động chống bán phá giá từ chính phủ.

  • Hoạt động bán phá giá theo định nghĩa tại khoản 1 Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và khoản 2.1 Điều 2 Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) được hiểu là việc hàng hóa, sản phẩm của một quốc gia A được vận chuyển vào một quốc gia B và tiến hành bán sản phẩm, hàng hóa nêu trên thấp hơn so với giá mà hàng hóa, sản phẩm đó đang được lưu thông trên thị trường tại quốc gia B và hậu quả của hoạt động này đe dọa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất tại quốc gia B.
  • Hoạt động chống bán phá giá: Là hoạt động của quốc gia B trong việc thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo hộ đối với nền sản xuất nội địa, các biện pháp được chính phủ B thực hiện sẽ tùy thuộc vào các Hiệp định thương mại mà họ đang tham gia nhưng hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện biện pháp cơ bản nhất là đánh thuế. Mức thuế, tỉ lệ, biên độ sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia.
  • Tại Việt Nam, các biện pháp chống bán phá giá được quy định tại Điều 77.3 Luật Quản lý Ngoại thương 2017, bao gồm:
  • Thuế chống bán phá giá;
  • Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
  • Biên độ chống bán phá giá (Dumping Margin) được đề cập tại Điều 2.2 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được đề cập là: “biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận”. Tại Điều 5.8 quy định rằng biên độ bán giá không được quá 2% của giá xuất khẩu.

Quy định về biên độ chống bán phá giá tại Việt Nam

Biên độ bán phá giá tại Việt Nam: Thừa hưởng và thực hiện theo quy định của GATT, Việt Nam áp dụng mức trần đối với biên độ chống bán phá giá nhằm bảo hộ tối đa đối với nền sản xuất nội địa. Tại Việt Nam thuế chống bán phá giá đối với các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu có biên độ bán phá giá từ 2% giá xuất khẩu vào Việt Nam trở lên.

Nguyên tắc áp dụng:

  • Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể;
  • Được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào lãnh thổ Việt Nam;
  • Việc thực hiện thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng: Không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực, tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Cách xác định biên độ bán phá giá của hàng hóa vào Việt Nam

Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường  

 

So sánh giữa

Giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu
Giá thông thường Giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch
Giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường Giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu

Chú thích: Bình quân gia quyền được hiểu là số trung bình có trọng số hay giá trị trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của các phần tử trong tập hợp các số đó.

Công thức tính biên độ bán phá giá được VCCI giải thích vào năm 2008 như sau:

Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu.

Mối quan hệ giữa biên độ chống bán phá giá và mức thuế chống bán giá tại Việt Nam

Về nguyên tắc, căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ chống bán phá giá. Điều này thể hiện Việt Nam mong muốn các hàng hóa, sản phẩm của các quốc gia khác khi được bán tại Việt Nam đều được đối xử công bằng và hàng rào thuế quan nhằm mục đích bảo hộ đối với nền kinh tế nội địa chứ không nhằm mục đích trừng phạt, răn đe đối với các thương nhân của các quốc gia khác.

Mức thuế cụ thể sẽ do Bộ Trưởng Bộ Công Thương áp dụng trong từng trường hợp sau khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.

Trường hợp loại trừ

  • Nhằm khuyến khích sự phát triển đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, WTO có quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hàng hóa bán phá giá có nguồn gốc từ các quốc gia này mà có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu. Tức là nới thêm 1% so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc cao hơn.
  • Miễn trừ theo Quyết định của Quốc Hội, Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Đối với Bộ Trưởng Bộ Công Thương Việt Nam thì căn cứ vào Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 42/2023/TT-BCT quy định về một số trường hợp được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
  • Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
  • Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
  • Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
  • Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường hoặc trong trường hợp bất khả kháng dẫn tới thiếu hụt nguồn cung của ngành sản xuất trong nước.

Dịch vụ thực hiện tư vấn pháp luật chống bán phá giá của Luật Việt An:

  • Tư vấn tính toán biên độ chống bán phá giá tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành cho khách hàng;
  • Tư vấn thực hiện pháp luật chống bán phá giá theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện việc tư vấn, phân tích cụ thể đối với hàng hóa, sản phẩm của khách hàng có thuộc trường hợp chịu ảnh hưởng của thuế chống bán giá tại Việt Nam hay không;
  • Tư vấn biên độ bán phá giá và khối lượng, giá trị hàng hóa của khách hàng có đang thuộc biên độ bán phá giá phù hợp với Việt Nam hay không;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải trình, xác minh các hồ sơ, số liệu mà khách hàng cung cấp nếu có yêu cầu từ cơ quan nhà nước trong việc xác định khách hàng đang có hành vi bán phá giá tại Việt Nam.

Trên đây là những tư vấn tính toán biên độ chống bán phá giá tại Việt Nam của Luật Việt An. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến chống bán phá giá, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO