Áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Luật Quản lý ngoại thương quy định chi tiết về các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó có quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu các quy định của pháp luật Việt Nam về áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Biện pháp chống bán phá giá là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chống bán phá giá được hiểu là một biện pháp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Hàng hóa được xác định là bị bán phá giá khi được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường, đây là giá có thể so sánh được của loại hàng hóa tương tự được bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc so với mức giá mà Cơ quan điều tra xác định được bằng phương pháp tự tính toán.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định hai biện pháp chống bán phá giá theo Khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, đó là:

  • Áp dụng thuế chống bán phá giá;
  • Cam kết của doanh nghiệp về các biện pháp tự loại trừ hành vi bán phá giá.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện được quy định sau:

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Lưu ý tại để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không phải dựa trên sự xem xét biên độ bán phá giá được xác định cụ thể. Biên độ này phải đạt tới mức:

  • Gây thiệt hại đáng kể ngành sản xuất trong nước hoặc
  • Đe dọa gây thiệt hại đáng kể ngành sản xuất trong nước hoặc
  • Ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Như vậy, biện pháp chống bán phá giá chỉ áp dụng khi có đủ ba điều kiện được quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 mà không áp dụng bừa bãi khi không có đủ điều kiện, bằng chứng chứng minh việc bán phá giá.

Biên độ phá giá được tính như thế nào?

Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định rằng biên độ bán phá giá được xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu. Hiện nay, nước ta áp dụng ba cách xác định biên độ bán phá giá như sau:

  • So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu;
  • So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;
  • So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.

Trường hợp không áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các trường hợp sau sẽ không áp dụng biện pháp hoặc loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp:

  • Hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
  • Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam;
  • Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện không vượt quả 3% như trên, không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

Hồ sơ thương nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Theo quy định pháp luật thì khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra áp dụng.

Theo quy định tại Điêu 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp bao gồm:

  • Đơn yêu cầu với các thông tin theo quy định;
  • Tài liệu, thông tin liên quan khác mà người yêu cầu cho là cần thiết.

Dịch vụ của Luật Việt An sẽ hỗ trợ quý khách soạn thảo hồ sơ yêu cầu trên và nộp tại Cơ quan điều tra – Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương.

Khi lập đơn, quý khách cần cung cấp các nội dung chính sau:

  • Thông tin của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
  • Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước;
  • Thông tin của tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
  • Các thông tin mô tả về hàng hóa, khối lượng, số lượng cùng những số liệu. chứng cứ về việc bán phá giá, chứng minh được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể, ngăn cản sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Trình tự áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Trình tự áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp

Cá nhân, tổ chức nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp  cho Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện trong trường hợp không có bên yêu cầu.

  • Địa chỉ cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương
  • Đia chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Email: trav@moit.gov.vn
  • Điện thoại: (024) 73037898

Bước 2: Cơ quan điều tra tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.

Thời hạn bổ sung hồ sơ không được quy định cụ thể mà sẽ do Cơ quan điều tra quy định, tùy vào tính chất nghiêm trọng của từng vụ việc nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đây đủ, Cơ quan điều tra tiến hành thẩm định hồ sơ, thời hạn điều tra để xác định việc bán phá giá là 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra.

Bước 3: Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp

Áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá

  • Sau khi có kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
  • Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP thì thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra và thời hạn áp dụng biện pháp này là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.
  • Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
  • Trường hợp thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.

Áp dụng cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá

Nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra sau khi có quyết định áp dụng biện pháp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định. Sau khi có quyết định chấp nhận cam kết của Bên đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra và ban hành kết luận cuối cùng.

Trường hợp Cơ quan điều tra xác định không có hành vi bán phá giá

Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt vụ việc và chấm dứt thực hiện cam kết. Trong trường hợp ngược lại, cam kết sẽ tiếp tục được thực hiện theo những nội dung quy định trong cam kết.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về quy định áp dụng biện pháp chống phá giá. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về áp dụng biện pháp chống phá giá, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO