Tư vấn thuế đối với doanh nghiệp chế xuất

Ngày: 08/11/2019

Doanh nghiệp trong khu chế xuất có phải chịu thuế không? Nếu có, có bao nhiêu loại và bao nhiêu %?

– Nếu doanh nghiệp trong nước mua hàng hóa của doanh nghiệp trong khu chế xuất (Gọi tắt DNCX):

+ Nếu không có CO: thì áp dụng thuế nhập khẩu như thế nào?

+ Có CO tại Việt Nam: có được áp dụng giống như nhập khẩu hàng hóa trong khu vực theo hiệp định AFTA?

– Nếu doanh nghiệp trong khu chế xuất vừa nhập nguyên liệu về gia công rồi xuất khẩu, vừa bán trong nước thì hạch toán thế nào? Thuế áp dụng cho trường hợp xuất khẩu và trường hợp bán trong nội địa bao nhiêu?

Công ty Luật Việt An xin cảm ơn sự tín nhiệm của khách hàng, với những thông tin bạn trao đổi chúng tôi xin tư vấn sơ bộ như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung năm 2016
  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016
  • Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
  1. Thuế áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước khi mua hàng hóa cả doanh nghiệp chế xuất?

Đối với doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng với cơ quan thuế địa phương.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước”. Do đó, doanh nghiệp nội địa khi mua hàng trong doanh nghiệp chế xuất thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Mức thuế suất bao nhiêu % còn áp dụng đối với loại hàng hóa nào chứ không có một mức chung cho tất cả các loại hàng hóa. Bạn cần tìm hiểu trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, Biểu thuế giá trị gia tăng (thường giao động ở 5%, 10%).

Về việc bạn hỏi về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO: CO có ý nghĩa là chứng minh xuất xứ của hàng hóa là thuộc về quốc gia nào, từ đó có thể xem xét có được giảm ưu đãi thuế quan hay không. Còn C.O không có ý nghĩa đối với việc xuất nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp trong nước và ngược lại.

  1. Hạch toán khi doanh nghiệp chế xuất vừa xuất khẩu vừa bán trong nước?

Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.

Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật thuế

    Tư vấn pháp luật thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO