Chính sách cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng của nhà nước nhằm cải thiện tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này và có những chính sách ưu đãi đối với người lao động. Ngày 11/11/2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm trong đó hướng dẫn các nội dung cụ thể sau:
[panel style=”panel-info”][panel-header]Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với người lao động bao gồm:[/panel-header] [panel-content]
Giấy đề nghị vay vốn thực hiện theo Mẫu số 01a và Mẫu số 01b ban hành kèm theo Thông tư này.
Bản sao giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng ưu tiên
Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
Đối với người khuyết tật là bản sao giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.
[/panel-content] [/panel]
[panel style=”panel-info”][panel-header]Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:[/panel-header] [panel-content]
Dự án vay vốn Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được hướng dẫn như sau:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật là bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số bao gồm: danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số bao gồm: danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
[/panel-content] [/panel]
[panel style=”panel-info”][panel-header]Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:[/panel-header] [panel-content]
Giấy đề nghị vay vốn quy định thực hiện theo Mẫu số 03a và Mẫu số 03b ban hành kèm theo Thông tư này.
Bản sao giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tại giấy đề nghị vay vốn
Đối với người lao động là thân nhân người có công với cách mạng là bản sao giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
[/panel-content] [/panel]
Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 31/12/2015 hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho rất nhiều cơ sở sản xuất và người lao động nghèo, giúp họ phát triển và ổn định cuộc sống