Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả cập nhật mới nhất

Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ và được bảo hộ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều hành vi tác động đến quyền tác giả và làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của tác giả và chủ thể của quyền tác giả nói chung. Vậy các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật hiện nay là gì? Mời Quý khách hàng cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật Việt An. 

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4, Điều 18-20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2022) thì quyền tác giả được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể như sau: 

Cơ chế bảo hộ của quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2022) thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, có thể thấy, cơ chế bảo hộ quyền tác giả khá đặc biệt vì việc bảo hộ quyền tác giả không phụ thuộc vào việc có đăng ký hay không. Chính vì vậy, trên thực tế, có rất nhiều tác giả “chủ quan” không đăng ký quyền tác giả dẫn đến quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. 

Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả cần chứng minh mình là người sáng tạo hoặc sở hữu tác phẩm đó. Tất nhiên, việc chứng minh này không phải trong trường hợp nào cũng đơn giản, có nhiều trường hợp tác giả khó có thể chứng minh được quyền hợp pháp của mình mà phải chấp nhận “mất trắng” tác phẩm của mình. 

Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là một trong những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường thấy trên thực tế. Vậy, thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả? Và những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả?

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả?

Xâm phạm quyền tác giả là việc một cá nhân, tổ chức không phải là tác giả hoặc được tác giả uỷ quyền, chuyển nhượng quyền tác giả (gọi chung là chủ thể không có quyền) thực hiện các quyền tác giả được nêu tại phần thứ nhất. Và điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả hoặc chủ thể có quyền. 

Ví dụ: “cướp” tác phẩm của người khác, công bố tác phẩm mà không phải do mình sáng tạo, biểu diễn bài hát trước công chúng (trong các buổi lễ hội, buổi hội thảo, … tập trung đông người), …

Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả cập nhất mới nhất

Tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2022) quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả bao gồm: 

  • Xâm phạm quyền nhân thân 
  • Xâm phạm quyền tài sản 
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
  • Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
  • Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
  • Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.

Cần làm gì để bảo vệ quyền tác giả?

Căn cứ quy định tại Điều 198, Điều 202, Điều 211 và Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2022), tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể thực hiện những biện pháp sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Biện pháp tự bảo vệ: 

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Biện pháp dân sự: 

Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự. Do đó, để áp dụng các biện pháp này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp dân sự. Các biện pháp dân sự bao gồm: 

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
  • Buộc bồi thường thiệt hại
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp hành chính, biện pháp hình sự: 

Cũng tương tự như biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự, chỉ có cơ quan Nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, Quý khách hàng cần lưu ý, biện pháp này chỉ áp dụng đối với những hành vi xâm phạm quyền tác giả và hành vi đó vi phạm quy định pháp luật. 

Đối với những biện pháp hành chính, hình sự, tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả cần có yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền khi có hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, Luật Việt An đã gửi tới Quý khách hàng danh mục các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu còn vướng mặc hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Luật Việt An đề được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO