Yêu cầu về đơn và thủ tục đăng ký sáng chế bằng đơn PCT có chọn Việt Nam

Đăng ký sáng chế là thủ tục xác lập quyền đối với giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định thông qua việc nộp đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) là một hiệp ước quốc tế về luật sáng chế được ký kết vào năm 1970. PCT cung cấp một thủ tục thống nhất cho việc nộp đơn xin bảo hộ sáng chế tại mỗi quốc gia ký kết. Một đơn xin cấp bằng sáng chế nộp theo PCT được gọi là một đơn quốc tế, hoặc đơn PCT. Để cung cấp thêm thông tin cho quý khách hàng về vấn đề này, Công ty Luật Việt An sẽ tổng hợp các nội dung liên quan trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp ước PCT;
  • Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

PCT là gì?

Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP: “Hiệp ước PCT” là Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và năm 2001.

Hiệp ước này được ra đời dựa trên đề nghị nghiên cứu về các giải pháp để giảm bớt công sức của cả người nộp lẫn các cơ quan sáng chế quốc gia của Uỷ ban điều hành Hiệp hội quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Hiệp ước được thông qua tại Hội nghị ngoại giao tổ chức tại Washington D.C.

Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 24/1/1978 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/6/1978 với 18 nước thành viên ban đầu. Việt Nam là thành viên của Hiệp ước từ ngày 10/3/1993. Tính đến năm 2024 có 157 nước đang tham gia Hiệp ước này.

Mục tiêu cơ bản của hệ thống PCT là, bằng việc đơn giản hoá hướng tới hiệu quả và tiết kiệm hơn, cải thiện các phương thức trước đây về việc nộp đơn tại nhiều nước yêu cầu bảo hộ sáng chế, vì lợi ích của người sử dụng hệ thống sáng chế và của các Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hệ thống đó.

Các loại đơn PCT

Căn cứ khoản 9 và khoản 11, điều 3 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP, pháp luật quy định hiện nay có hai loại đơn PCT:

Các loại đơn PCT

Ưu điểm của việc đăng ký sáng chế quốc tế qua PCT có chọn Việt Nam

  • Quyền độc quyền đối với sáng chế ở những thị trường nước ngoài mà người nộp đơn đăng ký. Thông qua việc đăng ký sáng chế quốc tế qua PCT, người nộp đơn có thể có quyền bảo hộ sáng chế và ngăn ngừa các hành vi xâm phạm, ăn cắp sáng chế của mình tại các thị trường mục tiêu mà người nộp đơn chỉ định trong đơn đăng ký qua hiệp ước PCT.
  • Tạo cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh nước ngoài. Thông qua việc đăng ký sáng chế quốc tế qua PCT, các doanh nghiệp có thể chia sẻ rủi ro và gánh nặng tài chính khi gia nhập thị trường mới bằng cách hợp tác với các đối tác kinh doanh ở nước ngoài, qua việc chuyển giao quyền sử dụng, các thỏa thuận liên doanh hoặc thông qua việc hợp tác nghiên cứu và phát triển,…
  • Giúp đỡ trong việc tạm hoãn chi trả các khoản chi phí lớn. Hiệp ước PCT cho phép các doanh nghiệp nộp đơn có thể tạm hoãn việc chi trả các khoản chi phí lớn liên quan đến việc nộp đơn quốc tế lên đến 30 tháng. Lợi thế này là đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa gom đủ tiền để chi trả cho quá trình đăng ký sáng chế ở các quốc gia chỉ định của họ.
  • Xác định các giải pháp kỹ thuật đã có từ trước để gia tăng tính khả thi của việc đăng ký sáng chế. Doanh nghiệp nộp đơn qua PCT có thể có báo cáo tìm kiếm quốc tế gắn cờ bất kỳ công nghệ nào đã có từ trước. Việc này sẽ giúp người nộp đơn xác định được sáng chế của mình có tính mới, hữu ích và không hiển nhiên hay không nhằm gia tăng cơ hội đăng ký sáng chế thành công.
  • Khả năng chuyển giao quyền sử dụng. Thông qua PCT, chủ sở hữu sáng chế có thể yêu cầu WIPO công bố thông tin về việc họ sẵn sàng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của họ cho các bên quan tâm. Đây là dịch vụ miễn phí và hỗ trợ rất nhiều cho chủ sở hữu sáng chế và cả các doanh nghiệp khác mong muốn tiếp cận đến các sáng chế đã được bảo hộ độc quyền.

Những đối tượng nào có thể được bảo hộ sáng chế tại quốc tế?

Nhìn chung đối tượng được bảo hộ sáng chế giữa các quốc gia khả tương đồng nhau, trừ một số quốc gia cho phép bảo hộ sáng chế đối với Công dụng mới của một sản phẩm, hợp chất đã biết.

Sản phẩm:

  • Sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc
  • Sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.):

Được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

Công dụng mới của một sản phẩm, hợp chất đã biết (new use)

Đối tượng này chỉ được chấp nhận tại một số quốc gia nhất định và còn gây nhiều tranh cãi.

Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có chọn Việt Nam

Yêu cầu về đơn đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có chọn Việt Nam

Đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có chọn Việt Nam

  • Hai tờ khai đăng ký sáng chế: Đây là các biểu mẫu chứa thông tin chi tiết về sáng chế, bao gồm tên sáng chế, mô tả kỹ thuật, phạm vi ứng dụng, và người đăng ký.
  • Bản sao đơn quốc tế: Trong trường hợp yêu cầu giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế, cần nộp một bản sao của đơn quốc tế đã được nộp trước đó.
  • Bản dịch ra tiếng Việt: Đây là bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế. Nếu đơn quốc tế đã được công bố hoặc nộp ban đầu, cần nộp bản dịch của bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu. Nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước PCT, cần nộp cả bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí: Trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, cần nộp bản sao chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
  • Giấy uỷ quyền: Đây là giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc tổ chức nếu đơn nộp thông qua đại diện. Giấy uỷ quyền này chứng minh rằng người thực hiện thủ tục có quyền đại diện và làm việc thay mặt cho người đăng ký sáng chế.

Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam

Thủ tục Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam

Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về đơn PCT, đối với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn khi nộp đơn cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • 03 Bản tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh. Mẫu tờ khai có trên trang web: www.wipo.org
  • Các bản mô tả bao gồm cả hình vẽ, bản yêu cầu bảo hộ và các tài liệu liên quan (nếu có).
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Phí thẩm định hồ sơ, phí phải trả cho Cơ quan tiếp nhận liên quan đến đơn quốc tế như phí truyền tải, phí tra cứu quốc tế, phí nộp đơn quốc tế). Dù là nộp thông qua dịch vụ bưu chính hay nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) thì người nộp đơn đều phải chuẩn bị bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí để chứng minh mình đã nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí theo quy định.
  • Giấy ủy quyền cho Đại điện sở hữu trí tuệ – Luật Việt An thực hiện thủ tục.

Trình tự thực hiện:

Quá trình thực hiện đăng ký bằng sáng chế gồm các bước sau:

  • Nộp đơn
    • Nộp trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, hoặc TP. Hồ Chí Minh
    • Nộp qua đường bưu điện
  • Thẩm định hình thức
    • Trường hợp đơn hợp lệ: Tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo
    • Trường hợp đơn không hợp lệ: Ra thông báo từ chối nhận đơn
  • Công bố đơn: Trong trường hợp đơn được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định ra quyết định chấp nhận là đơn hợp lệ, thì đơn sẽ được công bố rộng rãi. Tại Việt Nam thì đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Thẩm định nội dung : Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ đánh giá về khả năng được bảo hộ của đối tượng mà được người nộp đơn nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ như về tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp,…
  • Ra quyết định
    • Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
    • Quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title