Bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh cần xin giấy phép gì?

Ở Việt Nam những năm gần đây, hoạt động đầu tư kinh doanh rượu ngày càng phát triển, nhất là hoạt động bán buôn rượu. Rượu là một trong những loại hàng hóa đặc biệt nên hoạt động kinh doanh sản phẩm này thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vậy bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh cần xin giấy phép gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý liên quan đến xin giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành.

Giấy phép bán buôn rượu

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại năm 2005;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh rượu, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.
  • Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bán buôn rượu là gì?

Hiện nay, Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP không có đưa ra khái niệm về bán buôn rượu như quy định trong Nghị định cũ số 94/2017/NĐ-CP trước đó.

Theo đó, “bán buôn sản phẩm rượu” có thể hiểu là hoạt động mua sản phẩm rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu. Thương nhân kinh doanh bán buôn rượu nhận cung cấp từ 2 nguồn chính là mua của thương nhân phân phối sản phẩm rượu hoặc mua trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu có giấy phép.

Sản phẩm rượu là đối tượng của việc mua bán này phải là rượu thành phẩm, tức là đã đóng chai, hộp, thùng,… dán đầy đủ tem nhãn theo quy định pháp luật. Thương nhân bán buôn sản phẩm rượu không được phép mua bán rượu thành phẩm hoăc phụ liệu dùng để pha chế rượu thành phẩm. Những thương nhân bán buôn sản phẩm rượu sẽ cung cấp cho các thương nhân bán lẻ chứ không bán trực tiếp ra thị trường.

Phân biệt bán buôn rượu và phân phối rượu trên địa bàn nhiều tỉnh

  Bán buôn rượu Phân phối rượu

Về nguồn cung cấp

 

Nguồn cung cấp rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu hoặc tổ chức cá nhân sản xuất rượu.

 

Nguồn cung cấp rượu từ tổ chức cá nhân sản xuất rượu hoặc thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài

 

Về nguồn tiêu th Thương nhân bán buôn rượu bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu.

 

Thương nhân phân phối rượu bán cho các thương nhân bán buôn rượu.

 

Về điều kiện quy mô hoạt động

 

Thương nhân bán buôn sản phẩm rượu phải có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu Thương nhân phân phối rượu phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính), tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.

Điều kiện bán buôn rượu tại Việt Nam

Kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 và Khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Bán buộn rượu là hoạt động kinh doanh rượu nên pháp luật cũng đặt ra những điều kiện để kinh doanh hoạt động này. Theo Điều 12 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện bán buôn rượu là:

Điều kiện về chủ thể

  • Chủ thể được phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp bán buôn rượu có thể được thành lập dưới hình thức như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiêp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Điều kiện về quy mô hoạt động

Pháp luật đặt ra điều kiện đối với thương nhân bán buôn sản phẩm rượu phải có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.

Điều kiện khác

Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.

So với Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì Nghị định 17/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ một số điều kiện đặt ra với hoạt động bán buôn rượu như điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về an toàn thực phẩm, điều kiện phòng cháy chữa cháy,… Quy định mang tính linh hoạt này nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của thị trường.

Bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh cần xin giấy phép gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP thì thương nhân bán buôn rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên phải có giấy phép. Như vậy, thương nhân bán buôn sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 5.5 độ trở lên phải xin Giấy phép bán buôn rượu. Thương nhân bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh cần xin Giấy phép bán buôn rượu tại Sở Công thương của các tỉnh có hoạt động bán buôn rượu.

Cần phân biệt hoạt động bán buôn và phân phối rượu của doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp cần xin giấy phép phân phối hay giấy phép bán buôn rượu trên thực tế. Để được tư vấn chính xác nhất, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An.

Cấp Giấy phép bán buôn rượu

Thẩm quyền cấp Giấy phép bán buôn rượu

Sở Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, nếu bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh thì sẽ phải xin Giấy phép bán buôn rượu tại Sở Công thương của từng tỉnh đó. Bán buôn rượu theo quy định phải có tối thiểu 1 thương nhân bán lẻ rượu trên địa bàn tỉnh trực thuộc hệ thống. Các thương nhân bán lẻ rượu này có thể ở các quận, huyện khác nhau và Phòng Công thương không bao quát và quản lý hết được nên việc cấp Giấy phép bán buôn rượu thuộc thẩm quyền của Sở Công thương. Còn nếu thương nhân thực hiện hoạt động phân phối rượu trên địa bàn nhiều tỉnh thì thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối thuộc về Bộ Công thương.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu (01 bộ) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau: (a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu; (b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
  • Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu: (a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác; (b) Bản sao Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

Thủ tục xin Giấy phép bán buôn rượu

  • Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở Công thương.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Thời hạn của Giấy phép bán buôn rượu

Thời hạn của Giấy phép bán buôn rượu là 05 năm. Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp Giấy phép; 01 bản gửi Bộ Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.

Một số câu hỏi liên quan đến Giấy phép bán buôn rượu tại nhiều tỉnh

Trường hợp nào cần xin Giấy phép bán buôn rượu?

Thương nhân bán buôn sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 5.5 độ trở lên phải xin Giấy phép bán buôn rượu.

Thẩm quyền cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh?

Sở Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, nếu bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh thì sẽ phải xin Giấy phép bán buôn rượu tại Sở Công thương của từng tỉnh đó.

Hồ sơ xin Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh?

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu.
  • Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu.
  • Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu

Thủ tục xin cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh?

  • Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở Công thương.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Thời hạn Giấy phép bán buôn rượu?

Thời hạn của Giấy phép bán buôn rượu là 05 năm. Hết thời hạn, thương nhân có thể xin cấp lại Giấy phép bán buôn rượu.

Nếu không xin Giấy phép bán buôn rượu thì bị xử phạt như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì thương nhân bán buôn rượu không có Giấy phép thuộc trường hợp “Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định” có thể bi xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Bài viết trên của Luật Việt An đã giải đáp thắc mắc về việc bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh cần xin giấy phép gì? Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ xin cấp giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn nhiều tỉnh, hoặc các giấy phép con khác của doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO