Báo cáo đánh giá đột xuất dự án sử dụng vốn nước ngoài

Báo cáo giám sát và đánh gái kết thúc dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài là một quy trình quan trọng trong quản lý dự án, đặc biệt là khi có sự tham gia của nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh việc quy định báo cáo đánh giá theo định kỳ, những trường hợp ảnh hưởng bởi nguyên nhân khách quan khác tác động như thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc sử dụng vốn nước ngoài trong các dự án đầu tư. Để đảm bảo cũng như có những căn cứ pháp lý để giúp cho các chủ thể tham gia đầu tư bảo vệ được quyền và lợi ích của mình khi gặp phải những trường hợp trên trong quá trình đầu tư, pháp luật có những quy định để bảo vệ cho các chủ thể tham gia đầu tư. Bài viết dưới dây, Công ty luật Việt An sẽ cung cấp cho quy khách hàng thông tin về báo cáo đánh giá đột xuất dự án sử dụng vốn nước ngoài khi bị ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan.

Báo cáo dự án đầu tư

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư công năm 2019;
  • Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
  • Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyền và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Báo cáo đánh giá đột xuất là gì?

Báo cáo đột xuất được thực hiện để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường. Khoản 9 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP cũng giải thích đánh giá đột xuất là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.

Mẫu báo cáo đánh giá đột xuất dự án sử dụng vốn nước ngoài

Mẫu báo cáo đánh giá đột xuất dự án sử dụng vốn nước ngoài áp dụng năm 2023 được thực hiện theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT với các mẫu báo cáo được đính kèm tại Phụ lục. Trong phần này, Luật Việt An sẽ trình bày các thông tin cần cung cấp trong mẫu báo cáo đánh giá đột xuất theo yêu cầu của Thông tư như sau:

Đối với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công sẽ bao gồm những đầu mục:

  • Thông tin về dự án: Ghi các nội dung như quy định tại mục i của mẫu số 02.
  • Nội dung đánh giá
    • Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư.
    • Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt.
    • Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
    • Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án.
  • Kiến nghị: Đề xuất các giải pháp cần thiết.

Người ký tên đóng dấu là người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác sẽ bao gồm các mục sau:

  • Thông tin về dự án: Ghi các nội dụng như quy định tại Mục I của Mẫu số 13
  • Nội dung đánh giá:
  • Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
  • Mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  • Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
  • Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án.
  • Đề xuất và kiến nghị

Ký tên và đóng dấu của cơ quan đăng ký đầu tư/Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án sử dụng vốn nước ngoài

Theo Điều 68 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, việc đánh giá đột xuất dự án sử dụng vốn nước ngoài đầu tư công được thực hiện như sau:

  • Đối với trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
  • Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
  • Nội dung đánh giá dự án áp dụng theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.

Theo Điều 74 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về việc đánh giá đốt xuất dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác được quy định như sau:

  • Đối với trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án: Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất và đánh giá tác động khi cần thiết.
  • Nội dung đánh giá đột xuất:
  • Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
  • Mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  • Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
  • Ảnh hưởng của nhũng phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;
  • Đề xuất và kiến nghị.

Nội dung giám sát của nhà đầu tư sử dụng vốn nước ngoài

Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau:

  • Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
  • Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: việc huy động vốn cho dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay); giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý;
  • Tình hình khai thác, vận hành dự án: kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
  • Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;
  • Việc thực hiện các nội dung quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) và quyết định đầu tư Dự án;
  • Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có);
  • Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý.

Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đột xuất

  • Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Trong đó chi phí cho công tác giám sát đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện được tính bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án.
  • Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình dự án theo quy định về chi phí đnsah giá đột xuất là 3%.

Trên đây là những thông tin liên quan đến báo cáo đánh giá đột xuất dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư xin vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Trân trọng!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO