Vận tải là nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Kinh doanh vận tải là một ngành nghề kinh doanh hợp pháp được nhà nước cho phép kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định. Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề để gửi tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kể hoạch đầu tư
Hồ sơ Bổ sung ngành nghề kinh doanh Vận tải gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên
Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ
Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm dịch vụ vận tải đường bộ
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Vận tải bằng xe buýt
4920
2.
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
4931
3.
Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
4932
Điều 4,5,6,7,8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
4.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
4933
5.
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
5210
6.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
5221
7.
Bốc xếp hàng hóa
8.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết:
– Gửi hàng;
– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không;
– Giao nhận hàng hóa;
– Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn;
– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay
– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;
– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;
– Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hoá
5229
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư công chứng của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả.
Lệ phí công bố thông tin theo quy định là 300.000 đồng
Bước 4: Xin giấy phép Kinh doanh vận tải với phạm vi kinh doanh phù hợp
Sau khi bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với phạm vi phù hợp theo điều kiện cũng như nhu cầu của doanh nghiệp gửi tới Sở Giao thông vận tải.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải.
Trường hợp không cần bổ sung, sửa đổi thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.
Ngoài ra, Để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như:
Có Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng; bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; được gắn thiết bị giám sát hành trình.
Đối với Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên
Các điều kiện khác về nơi đỗ xe và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
Trên đây là bài viết về Bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải, được căn cứ bởi Luật doanh nghiệp 2014; Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Quyết định số 337/QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Mọi thắc mắc, yêu cầu sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng hệ với Công ty luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất và tốt nhất.