Các điểm đặc biệt lưu ý của Nghị quyết 68 khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Sau gần 40 năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn đất nước mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế tư nhân Việt Nam đã trỗi dậy mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ là một thành phần kinh tế nhỏ bé, kinh tế tư nhân đã không ngừng lớn mạnh về số lượng, quy mô và chất lượng, đóng góp ngày càng lớn vào GDP, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Mới đây, ngay 4/5/2025, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt lịch sử, mở ra kỷ nguyên đột phá cho khu vực kinh tế năng động này đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sau đây, Luật Việt An sẽ cập nhật các điểm đặc biệt lưu ý của Nghị quyết 68 khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân.

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68

Đến năm 2030

  • Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.
  • Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
  • Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 – 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 – 58% GDP, khoảng 35 – 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 – 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 – 9,5%/năm.
  • Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến năm 2045

Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Các điểm đặc biệt lưu ý của Nghị quyết 68 khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Các điểm đặc biệt lưu ý của Nghị quyết 68 khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể, thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ báo cáo tài chính, kế toán đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Đẩy mạnh số hoá nhằm minh bạch và đơn giản thủ tục tuân thủ về thuế, chế độ kế toán, bảo hiểm…nhằm khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp. 

Đặc biệt, sẽ xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.

Theo số liệu của Cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến hết tháng 3/2025, số lượng hộ, cá nhân kinh doanh đã nộp Tờ khai thuế theo hình thức khoán là 1.975.373 hộ và có 6.142 hộ nộp thuế theo hình thức kê khai.

Quản lý thuế từ trước đến nay là phần lớn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, tức là Cơ quan Thuế sẽ ấn định một mức doanh thu cố định cho cả năm và hộ kinh doanh nộp thuế dựa trên mức khoán này. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ quản lý còn hạn chế của nhiều hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, phương pháp khoán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như: 

  • Không khuyến khích minh bạch doanh thu, bởi hộ kinh doanh có thể khai thấp hơn doanh thu thực tế để giảm mức thuế khoán; 
  • Gây khó khăn cho Cơ quan Thuế trong việc kiểm soát doanh thu, dễ dẫn đến thất thu ngân sách; 
  • Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các hộ kinh doanh, bởi có thể có những hộ kinh doanh có doanh thu thực tế cao hơn nhiều so với mức khoán, nhưng vẫn nộp thuế ít hơn so với những hộ kinh doanh có doanh thu thực tế thấp hơn, nhưng bị ấn định mức khoán cao.

Việc loại bỏ chế độ thuế khoán được kỳ vọng sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng” trong quản lý thuế, góp phần đảm bảo minh bạch hóa thu nhập và chi phí, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế công bằng đối với các loại hình kinh doanh khác, tránh tình trạng thất thu thuế.

Cung cấp miễn phí một số dịch vụ đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh 

Một trong những chính sách hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh là “Cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh”. 

Chính sách này nhằm giảm chi phí, nâng cao năng lực quản trị và tạo điều kiện tiếp cận công nghệ cho khu vực doanh nghiệp yếu thế – nơi thường thiếu vốn, thiếu nhân lực có chuyên môn và không đủ điều kiện thuê dịch vụ chuyên nghiệp như các doanh nghiệp lớn.

  • Ngắn hạn: Giảm chi phí vận hành, tăng khả năng tuân thủ pháp luật và tiếp cận thị trường chính thức.
  • Dài hạn: Tạo động lực chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế số, nâng cao tính cạnh tranh và minh bạch của khu vực kinh tế tư nhân.

Giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính

Nhằm đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách đối với kinh tế tư nhân, Nghị quyết 68 nhấn mạnh: 

giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế “xin – cho”, tư duy “không quản được thì cấm”. Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm”. 

Nghị quyết thể hiện bước chuyển tư duy quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách kinh tế tư nhân, với mục tiêu:

  • Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
  • Thừa nhận quyền chủ động của người dân/doanh nghiệp thay vì buộc họ phải “xin phép”.
  • Giảm can thiệp hành chính, loại bỏ tư duy cấm đoán máy móc, hạn chế tham nhũng. 
  • Vận hành kinh tế theo cơ chế thị trường, có định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các công cụ điều tiết phù hợp.

Rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết

Nghị quyết 68 nhấn mạnh: “Trong năm 2025, hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân; thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo. Triển khai mạnh mẽ việc cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp không phụ thuộc vào địa giới hành chính”. 

Hiện nay, nhiều quy định về điều kiện kinh doanh còn mang tính hình thức, can thiệp quá sâu vào hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, gây tốn kém chi phí và thời gian với nhiều thủ tục hành chính phức tạp. Nghị quyết 68 đã khuyến khích:

  • Rà soát và loại bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết: Việc loại bỏ rào cản pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy khởi nghiệp và cạnh tranh lành mạnh. Góp phần làm trong sạch môi trường quản lý, hạn chế cơ chế “xin – cho”, nhũng nhiễu hành chính.
  • Cắt giảm 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh: Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực để tập trung vào sản xuất – kinh doanh; hạn chế phiền hà, tiêu cực phát sinh trong quá trình xin giấy phép, thực hiện nghĩa vụ pháp lý; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân – đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
  • Cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính: Đây là bước chuyển sang mô hình “Chính phủ số”, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động đa địa bàn hoặc không có trụ sở cố định, khuyến khích việc tích hợp dữ liệu, giảm thủ tục giấy tờ.

Không áp dụng xử lý hình sự đối với kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 nhấn mạnh sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để đảm bảo nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại. Đặc biệt:

Không áp dụng xử lý hình sự đối với kinh tế tư nhân

  • Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến sự hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự
  • Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo. 
  • Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp. Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng, phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, doanh nhân. 
  • Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án

Chủ trương này cũng đồng điệu với tinh thần của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, trong đó khẳng định: 

Không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự; không dùng biện pháp hành chính để can thiệp, giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế”.

Như vậy, chính sách đã có cách tiếp cận rất rõ ràng để bảo vệ các doanh nhân khi đưa ra các chủ trương như trên, và tất nhiên, không hề dung túng cho họ khi họ cố tình vi phạm pháp luật.

Trên đây là Các điểm đặc biệt lưu ý của Nghị quyết 68 khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn thủ tục pháp lý của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật doanh nghiệp

    Pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO