Các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện: có tính mới, có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp. Tuy nhiên, trước khi được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, khách hàng cần nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và trải qua các giai đoạn thẩm định từ Cục Sở hữu trí tuệ. Vậy các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những giai đoạn nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.
  • Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
  • Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể được thực hiện bằng một trong hình thức:

  • Nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Đăng ký thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ. Đây là cách thức bắt buộc đối với người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp mang quốc tịch nước ngoài.
  • Đối với người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có quốc tịch Việt Nam thì nộp đơn thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty Luật Việt An cũng được khuyến khích. Bởi lẽ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất chuyên biệt và đòi hỏi luật sư sở hữu trí tuệ chuyên sâu để hướng dẫn, tư vấn cụ thể và được đăng ký càng nhanh càng có lợi, giành quyền ưu tiên.

Các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức

Thứ nhất, khái niệm

  • Thẩm định hình thức là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.

Thứ hai, về thời gian thẩm định

  • Thông thường thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Thứ ba, về nội dung thẩm định  

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn:

  • Kiểm tra xem các tài liệu có trong đơn có thỏa mãn các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không;
  • Kiểm tra xem các tài liệu có trong đơn có được nộp trong thời hạn quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không;
  • Kiểm tra sơ bộ nội dung các tài liệu có trong đơn;
  • Kiểm tra xem liệu người nộp đơn có nộp các loại phí và lệ phí và số tiền phí, lệ phí có phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không.

Thứ tư, về kết quả thẩm định

Đối với đơn đăng ký hợp lệ:

  • Đơn đăng ký được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
  • Nội dung công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (nếu có).

Đối với đơn đăng ký không hợp lệ:

  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
  • Nếu trong thời hạn quy định nêu trên,không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.

Giai đoạn 2: Thẩm định nội dung

Thứ nhất, về khái niệm

  • Thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp) đồng thời đánh giá lần lượt từng đfiểm nêu trong phạm vi (yêu cầu bảo hộ).

Thứ hai, về thời gian thẩm định

  • Thông thường thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là không quá 7 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn)

Thứ ba, về nội dung thẩm định

Thẩm định chung đối với tất cả đối tượng quyền sở hữu công nghiệp:

  • Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
  • Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
  • Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì Cục Sở hữu trí tuệ phải kiểm tra bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
  • Việc đánh giá theo các điều kiện bảo hộ được tiến hành lần lượt theo từng đối tượng (nếu đơn bao gồm nhiều đối tượng mà vẫn đảm bảo tính thống nhất).

Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Tính mới: Để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.
  • Có trình độ sáng tạo: Để đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của các kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.”
  • Khả năng áp dụng công nghiệp.

Căn cứ tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN trong giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

Đánh giá sự tương tự của kiểu dáng công nghiệp:

  • Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là trùng nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản;
  • Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là không khác biệt đáng kể với nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm cùng loại và có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản;
  • Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là tương tự nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm cùng loại và có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau;
  • Hai kiểu dáng công nghiệp trong số các kiểu dáng công nghiệp tương tự được coi là tương tự gần nhất khi hai kiểu dáng công nghiệp đó có số các đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau nhiều nhất so với tất cả các kiểu dáng công nghiệp tương tự khác;
  • Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm khác loại, hoặc dùng cho sản phẩm cùng loại nhưng có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt.”

Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và loại văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng nêu trong đơn bị coi là không phù hợp với loại văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu:

  • Đối tượng đó không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Hình dáng bên ngoài là những đặc điểm tạo dáng (hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này) nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm (khai thác công dụng của sản phẩm theo cách thức thông thường, được thực hiện bởi bất kỳ người sử dụng nào, không kể các công việc bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa sản phẩm);

Trong đó, đối tượng nêu trong đơn được hiểu là:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp trừ hình dáng bên ngoài các môđun hay các đơn nguyên riêng biệt có thể được sử dụng độc lập hoặc lắp ráp với nhau để tạo thành công trình xây dựng như các cửa hàng, ki-ôt, nhà lưu động, hoặc sản phẩm tương tự.”.

Thứ tư, về kết quả thẩm định

Việc thẩm định nội dung đối với kiểu dáng công nghiệp được hoàn tất khi đã đánh giá đối tượng đó với tất cả các điều kiện bảo hộ và có đủ căn cứ để kết luận đối tượng đó không đáp ứng hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ, cụ thể là:

  • Tìm thấy lý do để kết luận đối tượng không đáp ứng một/một số/tất cả các điều kiện bảo hộ;
  • Hoặc không tìm thấy bất kỳ lý do nào để kết luận đối tượng không đáp ứng ít nhất một điều kiện bảo hộ.
  • Trước khi ra thông báo đơn được bảo hộ hay không, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm rà soát lại kết quả thẩm định nội dung đơn trên cơ sở kiểm tra các đơn liên quan có ngày ưu tiên sớm hơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận sau ngày bắt đầu thực hiện thẩm định nội dung đơn.

Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO