Các loại hình kinh doanh tư nhân tại Việt Nam

Khi mới bắt đầu tìm hiểu để đầu tư kinh doanh, rất nhiều nhà đầu tư chưa rõ có những hình thức kinh doanh nào và kinh doanh vậy có đúng quy định pháp luật không. Bài viết dưới đây Công ty Luật Việt An đưa ra các hình thức kinh doanh chủ yếu tại Việt Nam để các nhà đầu tư tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Luật hợp tác xã 2012;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 39/2017/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Hình thức kinh doanh nhỏ lẻ không cần đăng ký kinh doanh

Đây là hình thức kinh doanh đơn giản nhất được nhiều cá nhân áp dụng kinh doanh.

Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác;
  • Kinh doanh lưu động.

Các cá nhân được phép kinh doanh mà không cần có bất cứ giấy phép kinh doanh nào, tuy nhiên, phải bảo đảm kinh doanh các loại hàng hóa theo quy định pháp luật, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải.

Cơ quan có thẩm quyền quản lý: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tuy là hình thức kinh doanh đơn giản nhất được pháp luật cho phép nhưng là hình thức kinh doanh có nhiều nhược điểm nhất do không có giấy phép kinh doanh không tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ không có hóa đơn, chứng từ của sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, do kinh doanh không cố định tại các địa điểm nên khách hàng không ổn định và lâu dài.

Kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Trước khi đi vào hoạt động, cá nhân, hộ gia đình phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cấp mã số thuế cho Hộ kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi phải làm thủ tục thay đổi với cơ quan cấp phép.

Cơ quan quản lý: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Hình thức kinh doanh hộ kinh doanh có quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Tuy nhiên hộ kinh doanh cũng có nhiều nhược điểm như sau:

  • Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
  • Không có con dấu.
  • Nếu hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.

Thành lập công ty với các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.

Doanh nghiệp (hay còn gọi công ty) là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập, kinh doanh theo quy định Luật doanh nghiệp 2014. Theo ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp chính: Công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Quý khách vui lòng tham khảo các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam để lựa chọn hình thức phù hợp tại bài viết: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. https://luatvietan.vn/cac-loai-hinh-doanh-nghiep-o-viet-nam.html

Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh; công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trừ doanh nghiệp tư nhân, các loại hình doanh nghiệp khác đều có tư cách pháp nhân.

Cơ quan quản lý doanh nghiệp: Sở Kế hoạch và đâu tư tỉnh/ Thành phố.

Trừ một số ít cá nhân quy định tại điều 18 Luật doanh nghiệp 2014, đa số cá nhân, tổ chức còn lại đều có quyền thành lập, tham gia góp vốn thành lập, quản lý doanh nghiệp.

Trước khi đi vào hoạt động, cá nhân, tổ chức phải thực hiện Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu và thông báo mẫu dấu. Quý khách quan tâm thủ tục thành lập doanh nghiệp có thể tham khảo tại bài viết của Luật Việt An: Thành lập công ty (https://luatvietan.vn/tu-van-thanh-lap-doanh-nghiep)

Thành lập doanh nghiệp là hình thức kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Do có nhiều loại hình tùy theo mục đích và phương án kinh doanh để nhà đầu tư lựa chọn nên hình thức kinh doanh này được ưa chuộng và ưu thế nhất.

Những ưu điểm nổi trội của hình thức kinh doanh thành lập doanh nghiệp như sau:

  • Công ty kinh doanh đa dạng các ngành nghề không bị hạn chế lĩnh vực, số lượng lao động;
  • Công ty giấy phép, con dấu, có trụ sở kinh doanh cố định tạo sự tin tưởng và bền vững cho các khách hàng;
  • Công ty được quyền đăng ký sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng để xuất cho khách hàng;
  • Công ty dễ dàng tham gia các hoạt động kinh doanh như xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài;
  • Một cá nhân có thể thành lập được nhiều công ty trong khi cá nhân chỉ được đứng tên duy nhất tại một Hộ kinh doanh.

Tuy có những ưu điểm nổi trội như trên, nhưng hình thức kinh doanh cũng có những nhược điểm so với loại hình Hộ kinh doanh như sau:

  • Công ty phải có hệ thống kế toán phù hợp để kê khai và nộp thuế phức tạp hơn sơ với Hộ Kinh doanh;
  • Công ty khi giải thể thủ tục sẽ phức tạp hơn;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty phức tạp hơn Hộ kinh doanh.

Kinh doanh bằng hình thức tham gia vào Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch, được đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo đó Hợp tác xã tuy không được ghi nhận là một loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp nhưng có cơ chế hoạt động như một loại hình doanh nghiệp.

Thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân Thành viên hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã. Thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã.

Hợp tác xã được phép góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đối với những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề của hợp tác xã.

Thủ tục thành lập, hoạt động, cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Luật hợp tác xã 2012.

Hợp tác xã là hình thức kinh doanh có từ rất sớm, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều hợp tác xã thành lập và hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực cả về dịch vụ, sản xuất công nghiệp…

Cơ quan quản lý cấp phép: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Ưu điểm của hình thức kinh doanh Hợp tác xã như sau:

  • Hợp tác xã có ưu thế tổ chức chặt chẽ giữa thành viên và hợp tác xã. Chính các thành viên là nguồn cung cấp cũng như là khách hàng của hợp tác xã, Hợp tác xã kinh doanh tốt chính tạo ra nhiều lợi nhuận cho chính thành viên, các thành viên làm tốt tạo ra nhiều lợi nhuận cho Hợp tác xã;
  • Hợp tác xã có thể thu hút số lượng thành viên rất lớn;
  • Các thành viên hợp tác xã quản lý hợp tác xã trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.

Nhược điểm của hình thức kinh doanh Hợp tác xã:

  • Hợp tác xã biết đến chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, vận tải; do đó khi tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, công nghiệp sẽ khó khăn tiếp cận thị trường quốc tế cũng như trong nước hơn.
  • Do có nhiều thành viên nên việc quản lý cũng khá phức tạp, việc huy động vốn của các thành viên cũng hạn chế hơn so với hình thức kinh doanh thành lập doanh nghiệp;
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO