Các trường hợp sáng chế mất tính mới vẫn được cấp văn bằng bảo hộ

Tính mới là yếu tố quan trọng khi đăng ký cấp văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp nói chung và với sáng chế nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng chính là vấn đề mà các cá nhân, tổ chức mỗi khi đăng ký thường không để ý hoặc không nắm rõ quy định của pháp luật. Sau đây, Công ty luật Việt An sẽ trình bày về các trường hợp sáng chế mất tính mới vẫn được cấp văn bằng bảo hộ:

Đăng ký sáng chế

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Khái quát chung về sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ thì khi đăng ký bảo hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế khi thỏa mãn đủ các yếu tố sau:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường khi thỏa mãn đủ các yếu tố sau:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Có thể thấy rằng, tính mới là yếu tố đầu tiên và tiên quyết khi muốn đăng ký bảo hộ sáng chế dù là dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế hay Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Tính mới của sáng chế

Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
  • Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.

Lưu ý: Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Các trường hợp vẫn được đăng ký sáng chế dù mất tính mới

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp dù đã bị bộc lộ trước đó nhưng chưa bị coi là mất tính mới bao gồm:

  • Chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó;
    • Được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày bộc lộ;
    • Sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Có thể thấy, quy định hiện nay đã có nhiều thay đổi về các trường hợp sáng chế không bị coi là mất tính mới so với Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Tăng khoảng thời gian kể từ ngày bị bộc lộ nhưng vẫn được nộp đơn đăng ký từ 06 tháng lên 12 tháng và với điều kiện đơn đăng ký sáng chế phải được nộp tại Việt Nam;
  • Không quy định dưới dạng liệt kê các trường hợp công khai sáng chế cụ thể như dưới dạng báo cáo khoa học, trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức;
  • Bổ sung thêm quy định: Sáng chế không bị mất tính mới trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Ví dụ về trường hợp không bị coi là mất tính mới

Ngày 01/01/2023, anh A đã tạo ra sáng chế B và có cho 1 số người bạn xem kết quả của mình (những người này phải đảm bảo nghĩa vụ giữ bí mật cho anh A). Qua 1 thời gian dài, anh A mới tìm hiểu được rằng sáng chế cần phải đăng ký mới được bảo hộ lâu dài. Đắn đo trong việc sáng chế của mình có được đăng ký bảo hộ vì lý do mất tính mới hay không. Đến ngày 01/11/2023, anh A đã đi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và được chấp nhận do thuộc trường hơp sáng chế chưa bị mất tính mới khi chỉ có 1 số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó và vẫn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ.

Hồ sơ đăng ký sáng chế

Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • 02 bản tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • 02 bản mô tả sáng chế;
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trong trường hợp ười nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (trong trường hợp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An (trong trường hợp nộp đơn thông qua uỷ quyền).

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế

  • Đối với trường hợp bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế, thời gian bảo hộ bắt đầu tính từ ngày cấp bằng độc quyền. Sau khi được cấp, sáng chế sẽ được bảo hộ trong suốt 20 năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, người sở hữu sáng chế có độc quyền sản xuất, sử dụng và cấp phép sản xuất cho người khác. Thời gian 20 năm này được tính từ ngày nộp đơn, đánh dấu bắt đầu cho quá trình sáng tạo và phát triển ý tưởng đến khi được chấp nhận.
  • Trong trường hợp bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền giải pháp hữu ích, thời gian bảo hộ cũng bắt đầu từ ngày cấp bằng độc quyền. Tuy nhiên, thời gian bảo hộ cho loại này sẽ ngắn hơn, chỉ kéo dài trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

Thủ tục đăng ký sáng chế

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký sáng chế

Hồ sơ đăng ký sáng chế đã được chúng tôi nêu chi tiết theo nội dung bên trên, quý độc giả có thể tham khảo.

Bước 2: Phân loại sáng chế cần đăng ký

Phân loại sáng chế quốc tế phục vụ cho các mục tiêu chủ yếu sau:

  • Là công cụ để sắp xếp tư liệu sáng chế, tạo điều kiện cho người tra cứu dễ dàng tiếp cận chúng.
  • Là công cụ để phổ biến thông tin có chọn lọc cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng tư liệu sáng chế.
  • Là cơ sở để xác định trình độ kỹ thuật trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
  • Là cơ sở để thống kê tình hình bảo hộ sáng chế từ đó đánh giá tình hình và dự báo xu hướng phát triển của từng lĩnh vực kỹ thuật sản xuất cụ thể.

Bước 3: Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của sáng chế

Việc tra cứu sẽ giúp tác giả/chủ sở hữu sáng chế đánh giá được khả năng đăng ký của sáng chế trước khi quyết định có hay không tiếp tục nộp đơn đăng ký sáng chế.

Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký sáng chế rất quan trọng nhưng không phải là thủ tục bắt buộc, khách hàng có thể cân nhắc việc tra cứu. Tuy nhiên, với tư cách là đơn vị tư vấn đăng ký sáng chế, chúng tôi đề nghị khách hàng nên tiến hành thủ tục tra cứu sáng chế trước khi chính thức nộp đơn đăng ký.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký sáng chế và lệ phí đăng ký

Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế và kết quả cho thấy sáng chế có khả năng đăng ký, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 6: Công bố đơn đăng ký sáng chế

Bước 7:  Thẩm định nội dung đơn đăng ký

Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Kết thúc thẩm định nội dung Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ sáng chế và lý do.

Dịch vụ của Luật Việt An trong lĩnh vực tư vấn đăng ký sáng chế

  • Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ;
  • Chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Theo dõi tiến trình xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ, soạn thảo công văn giấy tờ giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký sáng chế;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích.
  • Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO