Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, là kết quả hoạt động lao động nghệ thuật của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể. Đây là đơn vị độc lập cơ bản của đời sống văn học. Tác phẩm văn học có thể tồn tại bằng hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự); có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch), một thể tài văn học nhất định. Độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ,…) đến hàng ngàn vạn câu (sử thi, tiểu thuyết nhiều tập,…). Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau (đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện…). Ở những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.
Phân loại các thể loại tác phẩm văn học
Dựa vào hình thức câu văn có thể phân loại tác phẩm văn học thành các loại:
Thơ (văn vần) và văn xuôi (tản văn). Ở đây có thể nói đến truyện thơ, truyện xuôi, thơ, thơ văn xuôi, kịch thơ, kịch nói, thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn.
Dựa vào thể văn có thể phân loại tác phẩm văn học thành các loại:
, tức hình thức lời văn được tổ chức theo một thể thức nào đó. Chẳng hạn, thể thơ 2, 3, 4, 5, 6, 8 chữ, thơ song thất lục bát, thơ tự do. Thể văn xuôi: thể nhật kí, chiếu, biểu, văn tế, … Mỗi loại văn thường sử dụng một thể văn tương ứng: loại tự sự sử dụng văn trần thuật, kịch sử dụng văn đối thoại, thơ dùng thể văn giãi bày cảm xúc, bộc lộ.
Dựa vào dung lượng tác phẩm có thể phân loại tác phẩm văn học thành các loại:
Chủ yếu dựa vào hình thức được thể hiện trong tác phẩm và độ dài ngắn của nó. Có thể nói đến truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, trường ca, khúc ngâm, kịch ngắn, kịch nhiều hồi.
Dựa vào cảm hứng, tình điệu thẩm mĩ có thể phân loại
Tụng ca, bi ca, trữ tình hay châm biếm, truyện cười, truyện tình cảm, bi kịch, hài kịch, chính kịch, …
Có nhất thiết phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học không?
Không nhất thiết phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học
Khi tác phẩm văn học ra đời, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải thực hiện đăng ký quyền tác giả vì quyền tác giả tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Do đó, khi tác phẩm văn học được sáng tác dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả thì quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tác.
Lý do cần đăng ký bản quyền cho tác phẩm văn học
Mặc dù vậy các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm vẫn mong muốn thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả là vì sau khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Đây là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo; giúp cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình: như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của họ. Thực tế đã chứng minh quyền sở hữu tác phẩm khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó khăn. Vì vậy, thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền được coi là tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu trên.
Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả giáo trình của công ty luật Việt An
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm, tư vấn, hướng dẫn cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền.
Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đại diện đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng trong quá trình đăng ký bản quyền;
Theo dõi tiến trình đăng ký, xử lý đơn tại Cục bản quyền tác giả;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bản quyền.
Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh, tranh chấp liên quan đến quyền tác giả.