Slogan hay là câu định vị được hiểu là khẩu hiệu là cụm từ hoặc câu nói được sử dụng làm tiêu chí và đặc điểm của doanh nghiệp. Slogan thường ngắn gọn và súc tích. Hiện nay pháp luật không có quy định riêng bảo hộ slogan. Tuy nhiên, slogan được bảo hộ dưới dạng bảo hộ nhãn hiệu. Bởi lẽ, thông thường slogan riêng biệt hoặc slogan kết hợp với nhãn hiệu tạo ra được khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác thì cũng sẽ được bảo hộ theo cách thức bảo hộ nhãn hiệu.
Tại sao cần bảo hộ slogan
Giúp chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu đối với khẩu hiệu, định vị của doanh nghiệp mình, tránh sự bắt chước, đánh cắp của các chủ thể khác;
Tạo thành tài sản có giá trị bền vững của doanh nghiệp;
Sử dụng slogan để đưa doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn;
Có thông tin dễ dàng tiếp cận với khách hàng, người tiêu dùng, thậm chí là dối tượng khách hàng tiềm năng hiệu quả thông qua truyền thông;
Ghi nhận dấu ấn riêng của doanh nghiệp,…
Các dấu hiệu slogan không được bảo hộ nhãn hiệu
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính chất mô ta hàng hóa dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Điều đó có nghĩa là: nếu slogan mang tính mô tả sản phẩm hàng hóa, thể hiện công dụng, giá trị của sản phẩm thì sẽ bị loại trừ việc bảo hộ.
Khắc phục các dấu hiệu slogan không được bảo hộ nhãn hiệu để được bảo hộ
Chứng minh khả năng phân biệt của slogan thông qua quá trình sử dụng
Khi các dấu hiệu slogan của doanh nghiệp không có dấu hiệu phân biệt, doanh nghiệp có thể thực hiện chứng minh khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng slogan trên thực tế để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét việc cấp văn bằng bảo hộ cho Slogan.
Điển hình về việc này có thể kể đến các slogan không có dấu hiệu ohaan biệt nhưng vẫn được cấp văn bằng bảo hộ là: Slogan của Viettel: “ Hãy nói theo cách của bạn” ; Slogan của Bitis: “ Nâng niu bàn chân Việt”….Hoặc các slogan nổi tiếng được công nhận tại Việt Nam như: “Just do it” của Nike.
Gắn slogan với nhãn hiệu của doanh nghiệp
Khi slogan gắn liền với nhãn hiệu có tính phân biệt của nhãn hiệu thì chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bộ nhãn hiệu riêng biệt cho slogan.
Ví dụ các slogan gắn liền với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ như của công ty luật Việt An: “ Find Viet An Law, Find Answers!” hoặc “Have a break, have a Kit Kat” của Kit Kat…
Thủ tục đăng ký bảo hộ slogan
Thủ tục đăng ký bảo hộ slogan chính là thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ slogan
Mẫu slogan;
Danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký cùng slogan;
Lựa chọn đơn vị đại diện Sở hữu công nghiệp hoặc tự hoàn thiện hồ sơ nộp đơn đăng ký slogan.
Bước 2: Tra cứu khả năng bảo hộ của slogan
Quý khách hàng có thể thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp để tra cứu hoặc tự tiến hành tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ slogan thông qua cơ sở dữ liệu tra cứu của Cục Sở hữu trí tuệ và của Wipo.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ slogan
Sau khi tra cứu đánh giá slogan có khả năng bảo hộ cấp Giấy chứng nhận độc quyền thì chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ slogan.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký
Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ Cục Sở hữu trí tuệ đóng dấu tiếp nhận đơn đăng ký cho người nộp đơn với ghi nhận số đơn, ngày nộp đơn.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ slogan theo quy định là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu slogan, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn
Bước 6: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
Theo quy định thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký slogan kéo dài 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.Tuy nhiên trên thực tế thời gian này thường dài hơn khá nhiều, thường mấy từ 15-18 tháng.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 8: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Kết thúc quá trình xét nghiệm nội dung đơn, Cục Sở hữu ra thông báo xét nghiệm nội dung theo một trong hai hướng, từ chối với các lý do có căn cứ hoặc thông báo cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu chủ đơn bị từ chối nếu thấy không thỏa đáng cần phúc đáp các lý do theo quy định để đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ theo các lập luận của mình. Thông thường việc phúc đáp cần rất nhiều bằng chứng và kiến thức chuyên môn sâu nên người nộp đơn nên tìm đến sự hỗ trợ từ các công ty luật về Sở hữu trí tuệ để có khả năng thuyết phục Cục Sở hữu chấp thuận các căn cứ của mình để ra Thông báo cấp văn bằng bảo hộ
Bước 9: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ, Chủ đơn cần nộp lệ phí cấp bằng để được cấp văn bằng bảo hộ cho slogan.
Lệ phí cấp bằng slogan được tính như sau:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2022 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 slogan, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Phí công bố: 120.000 đồng/
Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm (năm 2022 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm).
Bước 10: Nhận văn bằng bảo hộ slogan
Sau khi nộp lệ phí cấp văn bằng trong khoảng từ 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho slogan và trao trả cho người nộp đơn.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký slogan
Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội : Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Dịch vụ của Công ty luật Việt An về đăng ký bảo hộ slogan
Tư vấn cách thức lựa chọn slgan để có khả năng bảo hộ
Đại diện cho khách hàng tra cứu slogan, đánh giá khả năng bảo hộ cho slogan;
Đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành, đăng ký bảo hộ slogan cho doanh nghiệp tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
Phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra căn cứ đề nghị Cục rút quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối vứi slogan;
Đại diện khách hàng xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, slogan của doanh nghiệp.