Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu

Tìm hiểu thị trường xuất khẩu

Để xây dựng một kế hoạch xuất khẩu và trước khi xuất khẩu sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều trải qua các bước chủ yếu sau:

  • Xác định thị trường xuất khẩu phù hợp;
  • Tính toán nhu cầu và đòi hỏi của thị trường;
  • Tìm kiếm đối tác địa phương và các kênh phân phối;
  • Điều chỉnh sản phẩm, kiểu dáng, thương hiệu và bao bì thích ứng với thị trường mới;
  • Thương lượng và ký kết các hợp đồng với đại diện bán hàng xuất khẩu, nhà phân phối, đối tác ở nước sở tại, nhà sản xuất và doanh nghiệp nhận li-xăng địa phương, v,v…;
  • Xác định giá cho các thị trường xuất khẩu khác nhau;
  • Lập ngân sách vận hành xuất khẩu và huy động vốn;
  • Chuẩn bị các hợp đồng vận chuyển hàng xuất khẩu;
  • Quảng cáo/tiếp thị sản phẩm tại thị trường xuất khẩu;
  • Tham gia các hội trợ thương mại hoặc các sự kiện khác ở nước ngoài.

Lý do cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thị trường xuất khẩu

Có một số lý do để doanh nghiệp phải xem xét các vấn đề sở hữu trí tuệ khi xây dựng chiến lược xuất khẩu của mình.

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Vì quyền sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng và thường là chủ chốt trong hầu hết các yêu cầu nêu trên do đó, xác định đúng vai trò của quyền sở hữu trí tuệ khi xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Cụ thể:

  • Giá sản phẩm của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ công nhận nhãn hiệu bởi người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu, và mức độ cạnh tranh mà sản phẩm của chủ sở hữu gặp phải từ các sản phẩm trùng hoặc tương tự (sự cạnh tranh có thể giới hạn thông qua việc bảo hộ sở hữu trí tuệ).
  • Trong quá trình huy động vốn, việc nắm giữ bằng độc quyền sáng chế đối với các khía cạnh kỹ thuật sáng tạo của sản phẩm thường rất có ích trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc ngân hàng tin vào các cơ hội kinh doanh đối với sản phẩm của chủ sở hữu.
  • Việc điều chỉnh cho sản phẩm, kiểu dáng, nhãn hiệu hoặc bao bì sản phẩm phù hợp với (các) thị trường xuất khẩu đòi hỏi những nỗ lực sáng tạo và/hoặc đổi mới mà có thể được bảo hộ thông qua cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, theo đó đảm bảo sự độc quyền đối với những điều chỉnh đó.
  • Thương lượng hợp đồng với các đối tác cần phải tính đến các vấn đề liên quan đến việc sở hữu quyền Sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài hoặc sẽ được thay đổi, đóng gói hoặc phân phối bởi các đối tác nước ngoài.
  • Việc tiếp thị sản phẩm sẽ chủ yếu dựa vào nhãn hiệu sản phẩm, công ty của chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ, sẽ không thể hoặc rất khó khăn để thực thi nếu bị đối thủ cạnh tranh sao chép, bắt chước thậm chí là đăng ký trước.
  • Thời điểm tham gia vào các hội chợ thương mại hoặc triển lãm có thể phụ thuộc vào việc chủ sở hữu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng hay chưa vì việc bộc lộ sớm sản phẩm sáng tạo có thể sẽ làm mất tính mới và cản trở chủ sở hữu nộp đơn đăng ký bảo hộ sau đó (trừ khi “ân hạn” được quy định trong một Số tình huống cụ thể ở nước liên quan).
  • Ngoài ra, có thể có thông tin kinh doanh bí mật liên quan đến hầu hết, nếu không phải là tất cả, các vấn đề được liệt kê trong các bước chủ yếu nêu trên. Những thông tin như vậy sẽ được hưởng lợi từ việc bảo hộ bí mật thương mại hay bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh với điều kiện chúng chỉ được bộc lộ trong điều kiện “cần phải biết”, và chỉ sau khi đã ký các thỏa thuận bảo mật hoặc không công bố. Bản thân kế hoạch và chiến lược xuất khẩu cũng được coi là “bí mật kinh doanh” và nhìn chung, các Công ty sẽ có lợi khi đảm bảo rằng chúng được bảo mật và không bị lộ ra với đối thủ cạnh tranh.

Nâng cao vị thế của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu

Một lý do quan trọng khác của việc quan tâm đến sở hữu trí tuệ là vì điều này giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình ở thị trường xuất khẩu và ngăn không cho các công ty khác bắt chước hoặc sao chép sản phẩm đã được bảo hộ bởi quyền tác giả, bởi các đặc điểm kỹ thuật có tính chức năng, bởi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng. Nếu sản phẩm thành công ở nước ngoài, có thể là sớm muộn gì các công ty cạnh tranh cũng sẽ sản xuất sản phẩm trùng hoặc tương tự để cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu. Nếu không bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp xuất khẩu có thể sẽ khó hoặc không thể ngăn chặn các công ty sản xuất hàng nhái và hậu quả sẽ dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận đáng kể.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới thông qua li-xăng, nhượng quyền thương mại hoặc thành lập liên doanh hoặc ký kết hợp đồng hợp tác với các công ty khác

  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sở hữu trí tuệ là bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới thông qua li-xăng, nhượng quyền thương mại hoặc thành lập liên doanh hoặc ký kết hợp đồng hợp tác với các công ty khác. Quyền sở hữu trí tuệ giúp các công ty thương lượng các hợp đồng sản xuất, tiếp thị, phân phối hoặc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ ở các thị trường nước ngoài với các công ty khác. Sở hữu trí tuệ cũng mang lại cho công ty của chủ sở hữu sức mạnh thương lượng khi li-xăng công nghệ cho công ty khác quan tâm đến công nghệ, các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, kiểu dáng, nhãn hiệu,… mà chủ sở hữu đang sở hữu.
  • Ngoài ra, điều quan trọng là phải lưu ý rằng nếu công ty đã ký hợp đồng li-xăng với công ty khác. Theo đó, những công ty này có quyền bán sản phẩm nhất định ở thị trường trong nước của họ thì công ty có thể không có quyền bán sản phẩm đó tại các ở trường xuất khẩu. Tính độc quyền lãnh thổ và phạm vi li-xăng phải được quy định một cách cụ thể trong hợp đồng li-xăng và điều quan trọng là phải lưu ý điều này khi đàm phản hợp đồng li-xăng.

Thiệt hại do không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc không quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ có thể gây ra những thiệt hại nặng nề hoặc nghiêm trọng khi sản phẩm của chủ sở hữu bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác ở thị trường xuất khẩu. Thậm chí, nếu một sáng chế, kiểu dáng hay nhãn hiệu không được bảo hộ ở nước chủ sở hữu mang quốc tịch. Điều này không có nghĩa là nước nhập khẩu không bảo hộ quyền sở hữu của chủ sở hữu ở thị trường xuất khẩu. Ví dụ, sản phẩm của chủ sở hữu có thể có các đặc điểm kỹ thuật hoặc thẩm mỹ mà không được bảo hộ ở nước sở tại của chủ sở hữu, nhưng lại được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bởi cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ ở thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhãn hiệu.

Công ty luật Việt An hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nước ngoài: đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu và tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, quý khách có bất ký khó khăn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title