Hiện nay, do một số nhu cầu đặc biệt đặt ra mà nhiều chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ. Họ có thể sử dụng dịch vụ để đảm bảo an toàn cho cá nhân hoặc để đảm bảo an ninh cho tổ chức, doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ bảo vệ của sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc ký hợp đồng lao động với từng người lao động riêng lẻ. Tuy nhiên, dịch vụ bảo vệ phải có uy tín thì mới thu hút được khách hàng. Để làm được điều đó, chủ thể kinh doanh có thể thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Thiết kế mẫu nhãn hiệu
Mẫu nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới dạng chữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố. Tuy nhiên, nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với mẫu nhãn hiệu đã được bảo hộ; không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy, tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tên danh nhân, lãnh tụ.
Về màu sắc của nhãn hiệu có thể để dưới dạng đen trắng hoặc nhãn hiệu màu. Tuy nhiên, khi được đăng ký dưới dạng đen trắng, chủ sở hữu có thể sử dụng nhãn hiệu với màu sắc khác mà vẫn được bảo hộ.
Phân nhóm nhãn hiệu
Theo bảng phân loại Nice 10 thì dịch vụ bảo vệ thuộc vào nhóm 45 gồm: Vệ sĩ cho cá nhân, Bảo vệ, Bảo vệ đêm, Tư vấn về an ninh,…
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
Mẫu nhãn hiệu (kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm);
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Nộp đơn và theo dõi kết quả xét nghiệm đơn:
Nơi tiếp nhận đơn: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Quy trình xét nghiệm đơn(13-18 tháng) gồm:
Thẩm định hình thức;
Công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp;
Thẩm định nội dung;
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Sau khi cấp văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Hết thời hạn trên, chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn văn bằng bảo hộ và nộp phí gia hạn.
Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.