Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao gói sản phẩm
Bao bì sản phẩm là ấn tượng ban đầu để người tiêu dùng dễ nhận biết nhất sản phẩm của mỗi doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Hiện nay, các có sở sản xuất bên cạnh cố gắng hoàn thiện chất lượng sản phẩm thì còn hết sức chú trọng quan tâm đến bao bì, bao gói, hộp đựng cho sản phẩm của mình. Nhiều mẫu mã bao gói, hộp đựng, đồ chứa được sáng tạo, thiết kế nhằm mục đích thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa cũng như dấu hiệu phân biệt hàng hóa trên thị trường cần được bảo hộ độc quyền. Bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá là một trong các đối tượng có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện của pháp luật. Cá nhân, tổ chức sở hữu kiểu dáng công nghiệp nếu được cấp Văn bằng bảo hộ sẽ được bảo hộ độc quyền tối đa trong vòng 15 năm. Tuy nhiên, điều lưu ý đặc biệt là bao bì, bao gói, hộp đựng cho sản phẩm chỉ có thể được đăng ký cấp bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhằm đảm bảo tính mới của kiểu dáng so với chính nó.
Kiểu dáng công nghiệp của bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá là gì?
Kiểu dáng công nghiệp của bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá là hình dáng bên ngoài của sản phẩm bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Ví dụ minh họa cho kiểu dáng công nghiệp của túi đựng sản phẩm đã được cấp Văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ:
Số đơn: 3-2018-01536/ Số bằng: 3-0028635-000
Phân loại kiểu dáng công nghiệp của bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá
09-01: Chai , lọ, bình, bầu, hũ và bình chứa chất có áp suất.
“Bình” có nghĩa là các đồ dùng để đựng.
Không bao gồm các loại chén, đĩa, ly, tách (Nhóm 07-01), hoặc lọ hoa (Nhóm 11-02).
09-02: Can, thùng, thùng tô-nô.
09-03: Hộp, hòm, đồ hộp (dùng để bảo quản thực phẩm),công-te-nơ (Kể cả các loại công-ten-nơ dùng để chuyên chở).
09-04: Sọt, giỏ.
09-05: Túi, bọc, bao, bao gói.
Kể cả các loại túi plastic hoặc các loại túi đựng nhỏ, có hoặc không có tay xách hoặc nắp.
“Bao” có nghĩa dùng để đóng gói.
09-06: Dây thừng, chão, cáp.
09-07: Nắp đậy và các bộ phận gắn lên chai, lọ, hộp, đai bảo hiểm nắp thùng.
Chỉ bao gồm nắp cho đồ đựng.
“Bộ phận gắn lên” có nghĩa là các bộ phận định lượng gắn liền với đồ đựng hoặc bộ phun mù lắp tháo ra được.
09-08: Các loại khay, tấm đỡ, dùng trong các xe nâng hàng kiểu chạc.
09-09: Thùng đựng rác, phế liệu và giá đỡ cho chúng.
09-99: Các loại khác.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá
02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá
Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến:
Nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Hoặc thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như Luật Việt An.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng.
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí vấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Dịch vụ của Công ty luật Việt An trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài
Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.