Với mức sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu mua xe ô tô dùng để làm phương tiện di chuyển ngày càng thịnh hành. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu với những kiểu dáng và mẫu mã xe khác nhau để những người có nhu cầu mua ô tô có thể lựa chọn phù hợp với sở thích, mục đích và chi phí của mình. Để được pháp luật bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho ô tô tối đa 15 năm giúp các doanh nghiệp có thể bảo vệ hiệu quả thương hiệu của mình, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết.
Kiểu dáng công nghiệp của ô tô là gì?
Kiểu dáng công nghiệp của ô tô là hình dáng bên ngoài của ô tô được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Kiểu dáng công nghiệp của ô tô
Số đơn: 3-2018-00149/ Số bằng: 3-0028264-000
(Nguồn: http://iplib.noip.gov.vn/)
Phân loại kiểu dáng công nghiệp của ô tô
Theo Bảng Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno), ô tô thuộc lớp thứ 8, nhóm 12 (Hay nhóm 12-08).
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp ô tô
02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho ô tô
Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến:
Nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng.
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí vấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Dịch vụ của Công ty luật Việt An trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp cho ô tô tại Việt Nam
Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho ô tô ở Việt Nam và nước ngoài;
Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp cho ô tô ở Việt Nam và nước ngoài;
Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.