Đăng ký người giám hộ

Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Việc thực hiện đăng ký giám hộ là cơ sở pháp lý quan trọng trong thực hiện chế định này. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khách hàng chưa hiểu rõ bản chất, căn cứ làm phát sinh cũng như cách tiến hành đăng ký giám hộ. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết đăng ký giám hộ sau đây.

Pháp luật giám hộ

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Hộ tịch năm 2014.

Giám hộ là gì?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật Dân sự, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Người giám hộ là ai?

Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật Dân sự được làm người giám hộ, cụ thể:

Điều kiện đối với cá nhân

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Điều kiện đối với pháp nhân

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Người được giám hộ là ai?

Điều 47 Bộ luật Dân sự đã quy định cụ thể về người được giám hộ, theo đó người được giám hộ bao gồm các đối tượng sau:

  • Người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thuộc một trong các trường hợp:
    • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
    • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự: người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Căn cứ phát sinh quan hệ giám hộ

Quan hệ giám hộ phát sinh bởi một trong ba trường hợp sau:

  • Cá nhân, pháp nhân được luật quy định làm người giám hộ;
  • Được Ủy ban nhân dân cấp xã cử làm giám hộ;
  • Được Tòa án chỉ định;
  • Người giám hộ đương nhiên quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp lựa chọn người giám hộ

  • Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
  • Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực;

Người giám hộ đương nhiên

Đối với người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên đối với người được giám hộ là người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
  • Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 53 của Bộ luật Dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Lưu ý: Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật Dân sự về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Quy định về đăng ký giám hộ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trường hợp người giám hộ đương nhiên không cần thực hiện đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Thẩm quyền đăng ký giám hộ

Việc thực hiện đăng ký giám hộ theo pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cụ thể:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.

Đăng ký cử người giám hộ

  • Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Đăng ký giám hộ đương nhiên

  • Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
  • Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện tương tự như đăng ký giám hộ cử.

Đăng ký chấm dứt giám hộ

  • Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Dịch vụ tư vấn về đăng ký người giám hộ của Công ty Luật Việt An

  • Tư vấn điều kiện để trở thành người giám hộ theo pháp luật hiện hành.
  • Trao đổi, tư vấn thông tin về thủ tục, hồ sơ đăng ký giám hộ.
  • Tư vấn, trao đổi với khách hàng về quyền, nghĩa vụ của người giám hộ phát sinh sau khi tiến hành đăng ký giám hộ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về đăng ký giám hộ, xin vui lòng liên hệ Công ty Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO