Quy định về trợ cấp nuôi con khi ly hôn

Ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ và chồng theo bản án hoặc quyết định của tòa án. Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, không chỉ ảnh hưởng đến cha, mẹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến con cái. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình giải quyết ly hôn là xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con, đóng vai trò then chốt trong việc giúp trẻ duy trì một cuộc sống ổn định, toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trợ cấp nuôi con khi ly hôn? Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp đến quý khách hàng chi tiết các quy định về trợ cấp nuôi con khi ly hôn.

Ai phải thực hiện trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn?

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải chi trả tiền cấp dưỡng để đảm bảo quyền lợi cho con cho đến khi con trưởng thành hoặc có khả năng lao động.

Điều kiện để người con được hưởng trợ cấp từ cha hoặc mẹ sau ly hôn

Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để người con được hưởng trợ cấp từ cha hoặc mẹ sau ly hôn thì cần thuộc các đối tượng sau:

  • Con chưa đủ 18 tuổi;
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (do sức khỏe yếu, mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự…) và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tiền trợ cấp nuôi con khi ly hôn bao gồm các khoản nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, tiền trợ cấp nuôi con (tiền cấp dưỡng) là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng con và học tập của con, đảm bảo mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi con cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của con.

Mức trợ cấp nuôi con khi ly hôn được xác định như thế nào?

  • Căn cứ xác định mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng được xác định dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
  • Mức trợ cấp nuôi con khi ly hôn do người không trực tiếp nuôi con và con hoặc người đang trực tiếp nuôi con tự thỏa thuận với nhau;
  • Trường hợp các bên không thoả thuận được thì tòa án quyết định mức cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do tòa án quyết định sẽ không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con;
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, cấp dưỡng không bằng tiền mà bằng hiện vật thiết yếu (như thực phẩm, thuốc men…).

Xác định mức trợ cấp nuôi con khi ly hôn

Phương thức cấp dưỡng

Theo điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các bên tự thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án xác định phương thức cấp dưỡng như sau:

  • Cấp dưỡng định kỳ: Người cấp dưỡng thực hiện cấp dưỡng cho con theo chu kỳ như hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm;
  • Cấp dưỡng một lần: Người cấp dưỡng thực hiện cấp dưỡng cho con bằng việc chuyển tiền cấp dưỡng hoặc tài sản theo thỏa thuận hoặc quyết định của tòa án trong một lần;
  • Căn cứ xác định phương thức cấp dưỡng: Nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng;
  • Phương thức thanh toán:
    • Chuyển khoản qua ngân hàng;
    • Giao tiền mặt trực tiếp cho người đang trực tiếp nuôi con;
    • Nhờ bên thứ ba trung gian (Ví dụ: Tổ chức tín dụng, người thân…).

Thời điểm bắt đầu thực hiện cấp dưỡng là khi nào?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về thời điểm thực hiện cấp dưỡng. Tuy nhiên, thông thường, thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người không trực tiếp nuôi con và người trực tiếp nuôi con hoặc con tự thỏa thuận với nhau, nếu các bên không thỏa thuận được thì thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Có thể thay đổi mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng không?

  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau việc thay đổi mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết;
  • Lý do thay đổi mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng:
    • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
    • Lý do chính đáng như mất mùa, thiên tai, tai nạn, ốm đau…
    • Con lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ sau ly hôn chấm dứt khi nào?

Cha, mẹ chấm dứt thực hiện trợ cấp nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp sau:

  • Con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi con;
  • Cha, mẹ thực hiện cấp dưỡng hoặc con được nhận cấp dưỡng chết.

Các trường hợp cha, mẹ chấm dứt thực hiện trợ cấp nuôi con

Cha, mẹ không thực hiện trợ cấp nuôi con khi ly hôn thì phải làm gì?

Cha, mẹ không thực hiện trợ cấp nuôi con khi ly hôn thì người trực tiếp nuôi con nên thực hiện các công việc sau:

  • Gửi đơn khởi kiện yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ;
  • Gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành á Cơ quan thi hành án dân sự sẽ xác minh điều kiện thi hành án của người có nghĩa vụ cấp dưỡng:
  • Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng chưa có điều kiện thi hành án thì tạm hoãn thi hành án;
  • Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có điều kiện thi hành án mà sau thời hạn tự nguyện thi hành án không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thực hiện.

Khi cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó thực hiện nghĩa vụ?

Căn cứ điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu tòa án buộc người vi phạm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng gồm:

  • Cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con;
  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ;
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nêu trên yêu yêu cầu tòa án buộc người vi phạm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức xử phạt đối với hành vi không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ sau ly hôn

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng con sau khi ly hôn thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Bị buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cha, mẹ  có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng cho con mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ, làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn quy định về trợ cấp nuôi con khi ly hôn xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn ly hôn

    Tư vấn ly hôn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO