Thực tế cho thấy rằng, khi máy móc chuyển động sẽ dẫn đến sự ma sát giữa các bề mặt kim loại trong hệ thống máy móc. Ma sát làm cản trở chuyển động và dễ mài mòn kim loại dẫn đến hư hỏng máy móc. Do đó, trong công nghiệp, chất bôi trơn đến thời điểm hiện tại là biện pháp được sử dụng nhiều nhất để làm giảm ma sát và mài mòn. Với vai trò quan trọng như vậy, đặt ra vấn đề cho những người sản xuất, kinh doanh chất bôi trơn phải thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ sản phẩm của mình không bị xâm phạm.
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn phải được phân nhóm cụ thể theo bảng phân loại Nice. Đối với chất bôi trơn, được phân loại vào nhóm 04 bao gồm một số sản phẩm cụ thể sau: chất bôi trơn dùng cho vũ khí, chất bôi trơn dùng cho đai truyền, than chì dùng để bôi trơn, chất bôi trơn dùng cho giày,….
Ngoài những văn bản nêu trên, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Nộp Đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi kết quả xét nghiệm đơn:
Chủ sở hữu có thể tự mình hoặc thông qua đại diện của Luật Việt An nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi có kết quả xét nghiệm cuối cùng khoảng từ 13 – 18 tháng, cụ thể:
– Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (1-2 tháng): Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);
– Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp: Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn;
– Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Và để đảm bảo khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu cho chất bôi trơn, Quý khách có thể thực hiện tra cứu nhãn hiệu tại Công ty Luật Việt An trước khi nộp đơn. Công ty chúng tôi sẽ tra cứu nhãn hiệu sơ bộ (miễn phí) theo mẫu nhãn hiệu mà Quý khách hàng cung cấp trong thời gian 01 ngày. Nếu không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, Quý khách nên tiếp tục thực hiện tra cứu tại Cục sở hữu trí tuệ thông qua đại diện của Luật Việt An (có thu phí) trong vòng từ 1-3 ngày làm việc.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.