Khi thế giới ngày càng phát triển thì chất lượng cuộc sống càng được nâng cao và yêu cầu về thẩm mỹ của con người cũng thay đổi không ngừng. Do đó, thuốc nhuộm được tạo ra và sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành thời trang và mỹ phẩm. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường này nên yêu cầu đặt ra đối với những nhà sản xuất, kinh doanh hay đưa ra thị trường sản phẩm thuốc nhuộm đó là đăng ký nhãn hiệu của riêng mình. Chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:
1.Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thuốc nhuộm
Khi lập đơn đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu cần thực hiện việc phân nhóm cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Bước này giúp chủ sở hữu xác định phạm vi nhãn hiệu được bảo hộ và tránh việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu sau này.
Theo bảng phân loại Nice phiên bản 10 thì sản phẩm thuốc nhuộm có thể được phân vào nhóm 02 (thuốc nhuộm, đặc biệt bao gồm thuốc nhuộm quần áo, giày) và nhóm 03 (thuốc nhuộm dùng cho mỹ phẩm: thuốc nhuộm râu, thuốc nhuộm tóc).
2.Tra cứu nhãn hiệu
Thủ tục này không bắt buộc phải thực hiện, tuy nhiên, việc tra cứu giúp cho chủ sở hữu biết được khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công để từ đó đưa ra những sự điều chỉnh cho phù hợp.
Tra cứu nhãn hiệu được thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Tra cứu sơ bộ. Ở bước này, Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho Qúy khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu.
Bước 2: Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu chuyên sâu của Luật Việt An để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thủ tục tra cứu thông qua đại diện Luật Việt An là từ 1-3 ngày làm việc.
Lưu ý: Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành cho phép hưởng quyền ưu tiên đối với một số trường hợp. Vì vậy, việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký không đảm bảo 100% nhãn hiệu sẽ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ làm tăng khả năng chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu.
3.Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phân bón gồm có:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn.
Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể mất từ 13-18 tháng để hoàn thành và có kết quả xét nghiệm cuối cùng. Cụ thể: Thẩm định hình thức (1-2 tháng); Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); Thẩm định nội dung (9-12 tháng); Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Như vậy, có thể nói nhãn hiệu khi đã được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện chủ sở hữu thực hiện thủ tục gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí theo quy định của pháp luật.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.