Thực phẩm đa phần có thời gian sử dụng rất ngắn, nếu để lâu sẽ giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, trong việc chế biến thực phẩm, người ta rất chú trọng đến khâu bảo quản – là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng, nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn. Trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm có nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh, cạnh tranh với nhau. Do đó, chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp hoặc đưa ra thị trường để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Việc đăng ký thực hiện như sau:
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu:
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu đó là phải phân nhóm sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice về đăng ký nhãn hiệu nhằm xác định phạm vi bảo hộ.
Trong bảo quản thực phẩm thì chế phẩm bảo quản thực phẩm (dầu, hóa chất để bảo quản thực phẩm, chế phẩm hóa học để bảo quản thực phẩm) được phân loại vào nhóm 1 và sản phẩm lon bảo quản thực phẩm thuộc vào nhóm 21 theo bảng phân loại Nice.
Sau khi biết được sản phẩm dự định đăng ký nhãn hiệu thuộc vào nhóm nào trong bảng phân loại, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến theo trình tự sau:
Tra cứu nhãn hiệu cho sản phẩm dùng để bảo quản thực phẩm
Việc tra cứu không phải là thủ tục bắt buộc khi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc tra cứu này nhằm biết được nhãn hiệu có được bảo hộ hay không, có trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không. Thứ tự tra cứu được thực hiện như sau:
Tra cứu sơ bộ: ở bước này, Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho Quý khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ ngày được cung cấp mẫu nhãn hiệu.
Tra cứu chuyên sâu: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu chuyên sâu của Luật Việt An để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thủ tục tra cứu thông qua đại diện Luật Việt An là từ 1-3 ngày làm việc.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trong bảo quản thực phẩm
Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn thực hiện đăng ký nhãn hiệu: Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mất từ 13-18 tháng, cụ thể:
Thẩm định hình thức (1-2 tháng);
Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, có thể nói nhãn hiệu khi đã được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện chủ sở hữu thực hiện việc gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí gia hạn hiệu lực.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.