Nhu cầu làm đẹp gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm. Không chỉ đơn thuần giữ vai trò làm đẹp, mỹ phẩm còn có vô số các công dụng khác mà chúng ta có thể chưa từng biết đến như cải thiện sức khỏe, mang đến cơ hội cho chị em phụ nữ hoặc giúp xây dựng thương hiệu cá nhân. Do vậy việc cân nhắc lựa chọn các dòng sản phẩm mỹ phẩm tăng cao đòi hỏi tính cạnh tranh về mặt nhãn hiệu của các nhãn hiệu. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An tư vấn các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Sản phẩm mỹ phẩm là gì?
Sản phẩm mỹ phẩm là các sản phẩm được sử dụng để cải thiện và làm đẹp cho da, tóc, và cơ thể. Chúng bao gồm một loạt các sản phẩm được thiết kế để chăm sóc và nâng cao ngoại hình của người sử dụng. Sản phẩm mỹ phẩm có thể được sử dụng cho mục đích chăm sóc hàng ngày hoặc để tạo ra một vẻ đẹp đặc biệt trong các dịp đặc biệt.
Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu để xác đinh phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Nice được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thì các sản phẩm mỹ phẩm thuộc
Nhóm 03: Mỹ phẩm
Nhóm 35: Mua bán sản phẩm mỹ phẩm, trưng bày sản phẩm tại cửa hàng và quảng cáo sản phẩm.
Ví dụ: Mỹ phẩm Vedette của Việt Nam, Thương hiệu mỹ phẩm Việt lành tín, thân thiện với môi trường. Chào sân từ năm 2006, suốt 15 năm hoạt động Vedette luôn tập trung vào “giá trị cốt lõi”. Đó chính là chất lượng của sản phẩm và cũng là lý do tại sao Vedette tạo nên một quy tắc chuẩn chung để cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Vedette không ngừng đem đến những dòng mỹ phẩm nhỏ xinh “made in Vietnam” với chất lượng tuyệt vời nhất. Đây cũng là một trong những thương hiệu mỹ phẩm Việt đứng vững trước cuộc canh tranh gay gắt của các thương hiệu mỹ phẩm từ Pháp, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Một số thông tin về nhãn hiệu mỹ phẩm Vedette:
Địa chỉ: Phòng 1901, lầu 19, tòa nhà Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Số đơn: VN-4-2019-19360.
Ngày nộp đơn: 31/05/2019.
Ngày cấp văn bằng: 18/06/2021. Ngày hết hạn: 31/05/2029
Nhãn hiệu: Vedette. Loại nhãn hiệu thông thường
Phân loại SP/DV (Nice): Nhóm 03: Mỹ phẩm
Tra cứu nhãn hiệu mỹ phẩm
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm thì doanh nghiệp nên thực hiện bước tra cứu nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Tra cứu nhãn hiệu giúp người đăng ký nhãn hiệu biết được nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không? Đồng thời kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục sở hữu trí tuệ hay chưa để kịp thời chỉnh sửa.
Tra cứu sơ bộ: Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho Qúy khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ ngày được cung cấp mẫu nhãn hiệu.
Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Công ty Luật Việt An: Bước tra cứu này sẽ xác định được khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký. Thủ tục tra cứu thông qua đại diện thời gian từ 1-3 ngày làm việc.
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Bước 2: Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn
Bước 3: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 13 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục với thời gian đăng ký nhanh kể từ ngày có chấp nhận đơn hợp lệ vui lòng liên hệ với Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Giấy Ủy quyền cho Đại diện sở hữu công nghiệp – Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Tài liệu khác (nếu có).
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn nên một nhãn hiệu đăng ký nhiều nhóm hoặc nhiều sản phẩm trong một nhóm thì phí sẽ cao hơn.
Nội dung tư vấn đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm của Luật Việt An
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
Tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Mọi thông tin liên quan đến đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất.