Bên cạnh nhu cầu ăn uống, vui chơi thì nhu cầu làm đẹp ngày càng được quan tâm. Vì thế mà hiện nay, số lượng các cửa hàng thời trang không ngừng gia tăng chúng ta có thể thấy trên khắp các con phố với rất nhiều những thương hiệu khác nhau. Một số nhãn hiệu thời trang nổi tiếng đã được đăng ký độc quyền tên gọi cho sản phẩm quần áo và xây dựng hệ thống cửa hàng trên toàn quốc như: Canifa, May10, Ivy Moda, Seven.am….Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng trong việc đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình, điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ tên thương hiệu của mình sẽ bị người khác đăng ký gây thiệt hại lớn đến doanh nghiệp. Luật Việt An xin đến Qúy khách hàng quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
Phân loại nhãn hiệu cửa hàng thời trang
Việc phân loại đăng ký nhãn hiệu sẽ dựa trên bảng phân loại Nice, cụ thể:
Các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép, mũ.. thuộc nhóm 25;
Dịch vụ mua bán các sản phẩm thời trang thuộc nhóm 35;
Quy trình đăng ký nhãn hiệu cửa hàng thời trang
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Bước này là thủ tục tự nguyện trước khi đăng ký nhãn hiệu nhưng nó có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ, từ đó xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi.
Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho Qúy khách hàng sau khi được cung cấp mẫu nhãn hiệu trong vòng 01 ngày.
Khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu không chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Luật Việt An để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thủ tục tra cứu thông qua đại diện thời gian từ 1-3 ngày làm việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ và theo dõi kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Giấy ủy quyền ( theo mẫu của Luật Việt An);
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng
Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị chủ đơn sửa đổi. Chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Kể từ ngày đơn được công bố, bất kỳ Bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hạn phản đối cấp văn bằng bảo hộ sẽ kéo dài từ khi Đơn được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.