Ngành du lịch với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho nước ta. Trong đó, hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, resort ra đời. Để khẳng định và bảo vệ uy tín của resort, chủ cơ sở kinh doanh cần đăng ký nhãn hiệu cho loại hình dịch vụ này. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về đăng ký nhãn hiệu dịch vụ resort.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Nhãn hiệu dịch vụ resort là gì?
Resort hay còn được gọi là khu nghỉ dưỡng – loại hình khách sạn độc lập thành khối hay quần thể bao gồm nhiều biệt thự, villa, căn hộ…ở vị trí các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn. Nhãn hiệu dịch vụ resort là một biểu hiện của sự nhận biết thương hiệu dịch vụ của resort này với resort kia. Đây là một tên, biểu tượng, hoặc ký hiệu đặc trưng được sử dụng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty hoặc tổ chức khỏi những sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ.
Theo định nghĩa pháp lý tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Như vậy, có thể hiểu nhãn hiệu dịch vụ resort thường được sử dụng để xây dựng danh tiếng, tạo sự nhận thức và tin tưởng từ phía khách hàng đối với một thương hiệu cụ thể.
Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ resort
Theo Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2024 được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Nhóm sản phẩm dịch vụ thường được đăng ký cho dịch vụ resort gồm:
Nhóm 43: Dịch vụ khách sạn; dịch vụ khu nghỉ dưỡng du lịch (resort); dịch vụ nhà nghỉ (resort); dịch vụ cơ sở lưu trú tạm thời [khách sạn, nhà trọ]; dịch vụ cắm trại ngày nghỉ [lưu trú tạm thời]; dịch vụ nhà nghỉ (resort); dịch vụ nhà hàng ăn uống; quán cà phê; quán rượu; quán ăn nhanh; dịch vụ khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng và đặt chỗ trước nơi lưu trú tạm thời.
Các nhãn hiệu cho dịch vụ resort đã được bảo hộ tại Việt Nam
Công ty cổ phần CHATEAU DE SAIGON
Tên nhãn hiệu “Skyresort”
Số đơn: 4-2021-17217
Ngày nộp đơn: 05/05/2021
Ngày cấp bằng: 20/11/2023
Số bằng: 467296
Danh mục sản phẩm, dịch vụ: Nhóm 43: Dịch vụ khách sạn; dịch vụ nhà nghỉ (resort); dịch vụ nhà hàng ăn uống; quán cà phê; quán rượu; quán ăn nhanh
Công ty TNHH Hoan Hỷ
Tên nhãn hiệu “Joy Villa SINCE 2018 Hotel A QUINTESSENTIAL HOLIDAY HOME”
Số đơn: 4-2021-01218
Ngày nộp đơn: 12/01/2021
Ngày cấp bằng: 22/11/2023
Danh mục sản phẩm, dịch vụ: Nhóm 43: Dịch vụ khách sạn; dịch vụ cơ sở lưu trú tạm thời [khách sạn, nhà trọ]; dịch vụ cắm trại ngày nghỉ [lưu trú tạm thời]; dịch vụ khu nghỉ dưỡng du lịch (resort).
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ Điều 100, 105 của Luật Sở hữu trí tuệ và Phụ lục I của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP cùng Quyết định số 3675/QĐ-BKHCN quy định hồ sơ chủ yếu bao gồm:
05 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
01 bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiệp của Luật Việt An ký);
Giấy Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn nên một nhãn hiệu đăng ký nhiều nhóm hoặc nhiều sản phẩm trong một nhóm thì phí sẽ cao hơn.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ resort
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 6: Nộp lệ phí
Trong trường hợp đối tượng bảo hộ đáp ứng được các yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu thì sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ resort
Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:
Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm: 550.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ tăng thêm: 180.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm phí công bố thông tin cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ resort của Công ty Luật Việt An
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ resort;
Tra cứu sơ bộ và tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ resort của Qúy khách hàng;
Soạn thảo hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu;
Đại diện nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!