Trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của cả nước đạt 7426 đơn đăng ký (giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022). Số lượng đơn đăng ký mới nhãn hiệu vẫn luôn chiếm phần lớn thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ với số lượng trong quý I năm 2023 cao gấp gần 14 lần tổng số đơn đăng ký của các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại.
Toàn bộ 63 tỉnh thành đều có đơn đăng ký mới nhãn hiệu trong Quý I năm 2023, chứng tỏ sức tăng trưởng trở lại của ngành công nghiệp kéo theo nhu cầu thành lập mới các thương hiệu của các tổ chức, cá nhân trên cả nước. Theo đó, Hà Nội là tỉnh thành phố có lượng đơn nhãn hiệu đăng ký cao nhất cả nước với 2521 đơn, chiếm 34% tổng số đơn cả nước.
Một số tỉnh thành khác cũng có số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu khá ổn định như TP. Hồ Chí Minh (2292 đơn), Long An (194 đơn), Đồng Nai (169 đơn). Đây đều là những trung tâm kinh tế chính trị lớn của miền Bắc, miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long, nơi có như cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lớn. Trong khi đó, một số tỉnh tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong ba tháng đầu năm có số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu mới thấp nhất là Điện Biên (1 đơn), Bắc Kạn (2 đơn), Cao Bằng (6 đơn).
Khi so sánh số liệu 3 tháng đầu năm của Quý I năm 2022 và Quý I năm 2023 có thể thấy, số lượng đơn có xu hướng sụt giảm ở cả 3 tháng, chỉ riêng tháng 2 năm 2023 có tăng lên 36% so với cùng kỳ năm 2022.
Số văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp quý 1 năm 2023
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tổng số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cấp trong Quý I năm 2023 là 1373. Số lượng này chỉ bằng 20% so với số văn bằng mới được cấp trong quý I năm 2022. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn là hai trung tâm kinh tế trọng điểm có số lượng chủ sở hữu nhãn hiệu được cấp văn bằng mới lớn nhất. Trong đó TP. Hồ Chí Mình có 450 giấy chứng nhận (chiếm 33% tổng số giấy chứng nhận được cấp), Hà Nội với 426 giấy chứng nhận (chiếm 31% tổng số giấy chứng nhận được cấp).
Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, số văn bằng cấp mới trong 3 tháng đầu năm 2023 bị giảm mạnh do sự tác động của Luật Sở hữu trí tuệ sử đổi mới có hiệu lực. Theo đó, trong tháng 1, toàn bộ hệ thống cấp văn bằng phải tạm hoãn để chờ văn bản hướng dẫn thi hành ra đời, đồng thời sửa đổi hệ thống website của Cục Sở hữu trí tuệ. Số lượng văn bằng tăng trở lại vào tháng 2 nhưng vẫn bị giảm 35% so với cùng kỳ tháng 2 năm 2022.
Thống kê số liệu 63 tỉnh thành
Chi tiết số liệu đơn đăng ký nhãn hiệu và số lượng giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp theo cập nhật của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong Quý I năm 2023 được thống kê như sau:
STT
Tên tỉnh
Số đơn
Số bằng
1
An Giang
30
6
2
Bình Dương
163
27
3
Bình Định
36
5
4
Bắc Giang
66
7
5
Bạc Liêu
10
0
6
Bắc Kạn
2
1
7
Bắc Ninh
131
22
8
Bình Phước
18
1
9
Bến Tre
33
10
10
Bình Thuận
33
9
11
Bà Rịa – Vũng Tàu
43
8
12
Cao Bằng
6
0
13
Cà Mau
13
4
14
Cần Thơ
77
16
15
Điện Biên
1
0
16
Đắk Lắk
53
4
17
Đà Nẵng
117
40
18
Đồng Nai
169
19
19
Đắk Nông
11
1
20
Đồng Tháp
42
11
21
Gia Lai
21
5
22
Hòa Bình
12
4
23
TP. Hồ Chí Minh
2292
450
24
Hải Dương
94
11
25
Hà Giang
15
0
26
Hậu Giang
17
1
27
Hà Nội
2521
426
28
Hà Nam
26
6
29
Hải Phòng
89
11
30
Hà Tĩnh
82
16
31
Hưng Yên
127
9
32
Kiên Giang
33
8
33
Khánh Hòa
58
24
34
Kon Tum
9
0
35
Long An
194
33
36
Lào Cai
11
3
37
Lai Châu
6
0
38
Lâm Đồng
57
14
39
Lạng Sơn
19
4
40
Nghệ An
56
11
41
Ninh Bình
24
12
42
Nam Định
70
8
43
Ninh Thuận
12
1
44
Phú Thọ
34
6
45
Phú Yên
24
4
46
Quảng Bình
11
2
47
Quảng Ninh
41
6
48
Quảng Ngãi
27
7
49
Quảng Nam
26
7
50
Quảng Trị
8
3
51
Sơn La
11
1
52
Sóc Trăng
33
4
53
Thái Bình
51
12
54
Tiền Giang
34
9
55
Thanh Hóa
49
26
56
Tây Ninh
18
1
57
Thái Nguyên
32
5
58
Tuyên Quang
12
1
59
Thừa Thiên Huế
40
4
60
Trà Vinh
24
5
61
Vĩnh Long
12
4
62
Vĩnh Phúc
25
8
63
Yên Bái
15
10
(Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ)
Trên đây là số liệu thống kê tình hình đăng ký nhãn hiệu Quý I năm 2023 tại Việt Nam được Luật Việt An thống kê. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về pháp luật sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất.