Trong bối cảnh ngày xây dựng phát triển nhanh chóng, ống thép đang trở thành nguyên vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng hiện nay. Nhiều cơ sở sản xuất ống thép ra đời kéo theo đó bên cạnh những mặt hàng chính hãng chất lượng là sự gia tăng của một lượng lớn những mặt hàng ống thép kém chất lượng đạo nhái lại với giá thành rẻ hơn gây ra tổn thất to lớn cho các doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách quy định về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống thép tại Việt Nam hiện nay.
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, và quản lý giống cây trồng;
Thông tư 236/2016/TT-BTC quy định về lệ phí và lệ phí sở hữu công nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu ống thép là gì?
Đăng ký nhãn hiệu ống thép là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu ống thép do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu ống thép
Căn cứ Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống thép được phân vào các nhóm sau:
Nhóm 6
Trong nhóm 6 có bao gồm sản phẩm là vật liệu xây dựng bằng kim loại, ví dụ, vật liệu bằng kim loại dùng cho ray đường sắt, đường ống và ống kim loại.
Nhóm 35
Mua bán, xuất nhập khẩu sản phẩm ống kim loại.
Các loại nhãn hiệu sản phẩm ống thép uy tín ở Việt Nam
Ống thép Hoa Sen – Cty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen
Hoa Sen là thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường hiện nay. Bởi chất lượng của chúng đi kèm cùng giá thành của sản phẩm. Sản phẩm ống thép của Hoa Sen được mạ kẽm có chất lượng cao. Dùng cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Thích hợp chịu đựng trong các điều kiện khắc nghiệt nhờ chất lượng tuyệt vời của từng chiếc ống thép
Công ty CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT được thành lập dựa trên tiêu chí: “đưa sản phẩm giá cạnh tranh nhất từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng”, tối giản hóa chi phí cho khách hàng. Do đó, chúng tôi có mối liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới như Nippon steel and sumitomo metal, JFE, Kobe (Nhật Bản), Huyndai, Dongkuk, Possco, INJIN (Hàn Quốc), ThyssenKrupp (Đức), HEIBEI, SMC, JINXIN.. (TRUNG QUỐC)….
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ống thép
Mẫu logo nhãn hiệu: Quý khách cần chuẩn bị mẫu logo nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký bảo hộ độc quyền. Logo này nên được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và không trùng lặp với nhãn hiệu khác đã đăng ký hoặc là nhãn hiệu nổi tiếng.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Thông tin cần bao gồm: tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu, loại hình doanh nghiệp (cá nhân hoặc công ty), mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm và dịch vụ,…
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với chủ sở hữu là doanh nghiệp công ty)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (đối với chủ sở hữu là cá nhân).
Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống thép
Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Quý khách cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí. Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 236/2016/TT-BTC quy định về lệ phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:
Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi cộng thêm:
Phí thẩm định nội dung: 120.000 đồng
Phí phân loại quốc tế: 20.000 đồng
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 30.000 đồng.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Phí công bố: 120.000 đồng;
Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm.
Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là những tư vấn của Luật Việt An về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống thép, nếu quý khách có như cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!